logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 15.6 trang 49 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

Bạn Vinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bạn dùng dụng cụ chưng cất để đưa 100 ml nước tới sôi, dẫn hơi nước qua hệ thống làm lạnh để nó ngưng tụ lại tạo thành nước cất. Bạn cho nước cất vào bốn cốc, mỗi cốc 20 ml.  Tiếp theo, bạn cho vào cốc 1, 2, 3, 4 lần lượt 2, 4, 6, 8g muối ăn và khuấy đều. Bạn nhận thấy:

Cốc 1

Cốc 2

Cốc 3

Cốc 4

Hơi mặn

Mặn hơn cốc 1

Mặn hơn cốc 2

Mặn hơn cốc 3

 Từ kết quả thí nghiệm trên, em hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a) Nước muối là chất tinh khiết hay hỗn hợp?

b) Em rút ra kết luận gì về tính chất của hỗn hợp?

c) Làm thể nào để nhận biết một chất tinh khiết?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Nước muối bao gồm: nước và muối

b) Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào tính chất, lượng chất của các chất thành phần

c) Kiểm tra tính chất vật lí của chất

Lời giải chi tiết

a) Nước muối là hỗn hợp với thành phần bao gồm muối và nước trộn lẫn với nhau.

b) Qua thí nghiệm của bạn Vinh, ta nhận thấy độ mặn của nước muối càng tăng thì lượng muối được sử dụng càng nhiều => Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào tính chất, lượng chất của các chất thành phần.

c) Để nhận biết một chất là tinh khiết, đơn giản ta có thể kiểm tra dựa vào tính chất vật lí của chất.

VD: Để phân biệt nước cất tinh khiết và nước khoáng, ta có thể đun cạn hai mẫu nước đến 100°C. Ở mẫu nước cất, nước sẽ bay hơi hết và không còn dấu vết gì, còn mẫu nước khoáng vẫn sẽ thấy vết mờ vì lẫn tạp chất.

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 15.1 trang 48 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết? A Gỗ. B. Nước khoáng. C. Sodium chloride. D. Nước biển.
Bài 15.2 trang 48 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào A. tính chất của chất. B. thể của chất. C mùi vị của chất. D. số chất tạo nên.
Bài 15.4 trang 48 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Theo em, ý nghĩa của dòng chữ này có hợp lí không? Tại sao?
Bài 15.8 trang 49 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Để biết bột calcium carbonate có tan trong nước hay không chúng ta làm thế nào?
Bài 15.11 trang 50 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch? A. Hỗn hợp nước đường. B. Hỗn hợp nước muối, C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. Hỗn hợp nước và rượu.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved