logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Giải bài 16 trang 104 SBT Sinh học 12

Admin FQA

15/09/2023, 20:48

Đề bài

Em hiểu như thế nào là quy tắc về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (quy tắc Becman và quy tắc Anlen) khi nói về sự thích nghi của động vật hằng nhiệt với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường? Hãy sừ dụng kiến thức đó để giải thích hiện tượng động vật hằng nhiệt ở vùng phía bắc lại có cơ thể lớn hơn vùng phía nam, ngược lại động vật ở vùng phía nam có các cơ quan góp phần vào toả nhiệt như tai, đuôi, các chi... lại lớn hơn của động vật vùng phía bắc.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lí thuyết Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Lời giải chi tiết

- Nguyên tắc chung của quy tắc: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy : vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn. Như vậy, vật thể có kích thước càng lớn thì diện tích bề mặt (tính trên tỉ số với thể tích) là càng nhỏ và ngược lại, vật thể có kích thước càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng lớn.

Đối với cơ thể động vật :

S/V của Động vật có kích thước lớn < S/V của Động vật có kích thước nhỏ.

Động vật hằng nhiệt (ví dụ : gấu, cáo, hươu, thỏ.) sống ở vùng ôn đới lạnh có kích thước cơ thể lớn sẽ có diện tích bễ mặt cơ thể nhỏ (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc giảm diện tích toả nhiệt của cơ thể. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới nóng có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có diện tích bề mặt cơ thể lớn (tính trên tỉ lệ với thể tích), điều đó có ý nghĩa trong việc tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể.

- Động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi... lớn có ý nghĩa trong việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể. Qua đó tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 2 trang 102 SBT Sinh học 12 Giải bài 2 trang 102 Sách bài tập Sinh học 12. Quan sát môi trường sống của các sinh vật trên một vùng và ghi tên của các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh tác động lên sinh vật sống trong môi trường đó vào bảng sau :
Bài 6 trang 103 SBT Sinh học 12 Giải bài 6 trang 103 Sách bài tập Sinh học 12. Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật thường phân bố ở lớp nước bề mặt.
Bài 7 trang 103 SBT Sinh học 12 Giải bài 7 trang 103 Sách bài tập Sinh học 12. Nước có đặc điểm gì khác môi trường trên cạn mà nhờ đó sinh vật thuỷ sinh có đặc điểm:
Bài 9 trang 104 SBT Sinh học 12 Giải bài 9 trang 104 Sách bài tập Sinh học 12. Hãy nêu sự khác nhau của môi trường nước và môi trường trên cạn
Xem thêm

Chương bài liên quan

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved