Admin FQA
30/12/2022, 13:16
Câu 21
21.Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối gần hay tự thụ phấn với mục đích gì?
A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn.
B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ.
C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ.
D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Chọn giống nhờ biến dị tổ hợp
Lời giải chi tiết: Các bước tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi cho lai giống.
Bước 2: Chọn lọc những cá thể có tổ hợp gen mong muốn
Bước 3: Cho các cá thể có kiểu gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.
Chọn A
Câu 22
22. Quy trình tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa gồm các bước :
(1) Tạo ra ADN tái tổ hợp chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu.
(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.
(3) Nuôi cấy tế bào xôma đã qua xử lí của cừu trong môi trường nhân tạo.
(4) Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào tế bào trứng đã huỷ nhân để tạo ra tế bào chuyển nhân.
(5) Kích thích tế bào chuyển nhân phát triển thành phôi và cấy phôi vào tử cung của cừu cái để phôi phát triển thành cợ thể.Các bước tiến hành đúng theo thứ tự là:
A. (1) -> (2) -> (3) -> (4) -> (5)
B. (2) -> (1) -> (3) -> (4) -> (5).
C. (3) -> (2) -> (1) -> (4) -> (5)
D. (1) -> (3) -> (2) -> (4) -> (5).
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Tạo giống nhờ công nghệ gen
Lời giải chi tiết:
(1) Tạo ra ADN tái tổ hợp chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu -> (3) Nuôi cấy tế bào xôma đã qua xử lí của cừu trong môi trường nhân tạo -> (2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen ->(4) Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào tế bào trứng đã huỷ nhân để tạo ra tế bào chuyển nhân -> (5) Kích thích tế bào chuyển nhân phát triển thành phôi và cấy phôi vào tử cung của cừu cái để phôi phát triển thành cợ thể.
Chọn D
Câu 23
23. Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc chỉ áp dụng có hiệu quả đối với
A. bào tử, hạt phấn
B. vật nuôi, vi sinh vật.
C. cây trồng, vi sinh vật
D. vật nuôi, cây trồng.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Tạo giống nhờ đột biến
Lời giải chi tiết: Đột biến có thể làm mất khả năng sinh sản, do đó không áp dụng cho vật nuôi cũng như giao tử và hạt phấn.
Chọn C
Câu 24
24. Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. Sừ dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tao ra một số lượng lớn các cây con mang đặc điểm giống nhau và giống với cây ban đầu (cây cho tế bào/mô).
B. Việc chuyển thể truyền mang gen của sinh vật cho vào tế bào nhận giúp biến đổi tế bào nhận thành vectơ chuyển gen.
C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó gây đa bội thành thể lưỡng bội sẽ tạo ra giống cây có kiểu gen chứa nhiều cặp gen dị hợp.
D. Bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra những cá thể có kiểu gen khác nhau.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Tạo giống nhờ công nghệ tế bào
Lời giải chi tiết: Cấy truyền phôi: Là kĩ thuật phân cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi nuôi cấy các phôi này vào tử cung khác nhau để tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.
Chọn A
Câu 25
25. Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là gì?
A. Cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcut trên 2 NST của cặp tương đồng.
B. Các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai.
C. Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này biểu hiện.
D. Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Chọn giống nhờ biến dị tổ hợp
Lời giải chi tiết: Giả thuyết về cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: Giả thuyết siêu trội Kiểu gen dị hợp có sức sống, sức sinh trưởng phát triển ưu thế hơn hẳn dạng đồng hợp trội và đồng hợp lặn. Có thể tóm tắt giả thuyết này như sau: AA < Aa > aa.
Chọn A
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved