logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 40.5* trang 66 sách bài tập KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

40.5*. Hãy nhận xét về các hiện tượng sau đây bằng cách dùng bút chì đánh dấu x cho mỗi kết luận đúng vào các ô trống trong bảng :

 

Hiện tượng

Quan sát

Nguyên nhân

Thay đổi chuyển động

Biến dạng

Lực tiếp xúc

Lực không tiếp xúc

1. Búng một đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn

 

 

 

 

2. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn.

 

 

 

 

 

3. Hiện tượng xảy ra khi :

a) thả quả bóng cao su ra.

 

 

 

 

b) bóng đang rơi.

 

 

 

 

c) bóng chạm sàn nhà.

 

 

 

 

d) bóng nảy lên.

 

 

 

 

4. Lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng.

 

 

 

 

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát các hiện tượng và áp dụng các lý thuyết đã học ở bài lực.

Lời giải chi tiết

1. Búng đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn đã làm thay đổi chuyển động của đồng xu (từ đứng yên sang chuyển động). Lực của tay tác dụng vào đồng xu là lực tiếp xúc.

2. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn nhà thì bàn chân bị thay đổi hình dạng. Lực sàn nhà tác dụng vào bàn chân là lực tiếp xúc.

3. a) Thả quả bóng cao su ra thì chuyển động quả bóng thay đổi (từ đứng yên sang chuyển động) do lực hút của Trái Đất. Lực Trái Đất hút bóng là lực không tiếp xúc.

b) Khi bóng đang rơi cũng do lực hút Trái Đất, nên tốc độ rơi tăng dần. Lực Trái Đất hút bóng là lực không tiếp xúc.

c) Khi bóng chạm sàn nhà, lực của sàn nhà tác dụng lên bóng làm bóng thay đỏi hình dạng (biến dạng), đong thời đẩy bóng nảy lên. Lực của sàn nhà tác dụng lên bóng là lực tiếp xúc.

d) Khi bóng nảy lên, lực hút của Trái Đất làm bóng chuyển động chậm dần (thay đổi chuyển động). Lực Trái Đất hút bóng là lực không tiếp xúc.

4) Thước sau khi cọ xát sẽ hút các mẩu giấy, lực này là lực không tiếp xúc.

 

Hiện tượng

Quan sát

Nguyên nhân

Thay đổi chuyển động

Biến dạng

Lực tiếp xúc

Lực không tiếp xúc

1. Búng một đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn

x

 

x

 

2. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn.

 

x

x

 

 

3. Hiện tượng xảy ra khi :

a) thả quả bóng cao su ra.

x

 

 

x

b) bóng đang rơi.

x

 

 

x

c) bóng chạm sàn nhà.

 

x

x

 

d) bóng nảy lên.

x

 

 

x

4. Lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng.

x

 

 

x

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 40.4 trang 66 sách bài tập KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Hãy giải thích vì sao khi xách một thùng nước thì chỗ lòng bàn tay tiếp xúc với quai thùng bị lõm xuống.
Bài 40.3 trang 66 sách bài tập KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Nguời thủ môn đã bắt được bóng khi đối phương sút phạt. Em hãy cho biết lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn và lực của thủ môn tác dụng lên bóng là lực hút hay lực đẩy, lực tiếp xúc hay không tiếp xúc.
Bài 40.2 trang 66 sách bài tập KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Có hai thanh nam châm giống hệt nhau được lần lượt xếp như Hình 40.1. Trong những trường hợp nào có lực đẩy, có lực hút ? Lực tác dụng giữa hai thanh nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc ?
Bài 40.1 trang 66 sách bài tập KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Một em bé thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved