logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 7 trang 35 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Cánh Diều

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

Hãy kể tên một số thành tựu văn hóa của cư dân Chăm - pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết

Một số thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay như: Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chăm, chữ viết, trang phục, lễ hội, tôn giáo, v.v…

Trong đó, em ấn tượng nhất với khu di tích thánh địa Mỹ Sơn. Khu thánh địa Mỹ Sơn phát triển từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 13. Các đền- tháp được xây dựng trong vùng núi của huyện Duy Xuyên, thuộc tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam ngày nay. Các khu đền- tháp được xây dựng trong khoảng hơn 10 thế kỷ phát triển liên tục. Các khu tháp- điện thể hiện sự đa dạng kiểu dáng kiến trúc, tượng trưng cho sự cao quý và thuần khiết của núi Tu Di, ngọn núi linh thiêng huyền thoại, nơi ở của các vị thần Hindu nằm ở trung tâm của vũ trụ, nay được tái hiện lại một cách biểu tượng tại vùng đất của người Chăm. Những ngôi đền- tháp này được xây bằng gạch nung, với các cột đá và được trang trí phù điêu bằng đá sa thạch, thể hiện các cảnh trong thần thoại Hindu. Sự tinh tế trong công nghệ xây dựng các đền- tháp này đã phản ánh kỹ năng xây dựng của người Chăm, trong khi đó những hình tượng trang trí công phu và mang tính biểu tượng trên các đền- tháp cho chúng ta thấy được nội dung và sự phát triển trong tư tưởng tôn giáo và chính trị của người Chăm.

Khu thánh điện Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc đáng chú ý, đã phát triển trong khoảng thời gian hơn 10 thế kỷ. Nó phản ánh một bức tranh sinh động về đời sống tinh thần và chính trị trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử khu vực Đông Nam Á.

Các công trình này mang tính độc đáo và chắc chắn có một không hai ở khu vực Đông Nam Á.

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 2 trang 35 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Cánh Diều Từ cuối thế kỉ II đến khoảng thế kỉ VỊI, vương quốc Chăm-pa có tên gọi là: A. Phù Nam. B. Lâm Ấp. C. Chân Lạp. D. Tượng Lâm.
Bài 3 trang 35 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Cánh Diều Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là A. du lịch biển. B. thủ công nghiệp. C. chế tác kim hoàn. D. nông nghiệp trồng lúa nước.
Bài 4 trang 35 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Cánh Diều Xã hội Chăm-pa gồm những tầng lớp chính nào? A. Tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công. B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ. C. Quý tộc, chủ nô, nông dân, thương nhân, nô lệ. D. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô lệ.
Bài 5 trang 35 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Cánh Diều Ý nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hoá của Chăm-pa? A. Cư dân Chăm-pa có thói quen ở nhà sàn. B. Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Phạn, C. Người Chăm xưa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,...) D. Kiến trúc và điều khắc Chăm-pa được thể hiện qua các đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam)...
Bài 6 trang 36 sách bài tập Lịch sử và Địa lí 6- Cánh Diều Quan sát hình ảnh và cho biết đây là thành tựu văn boá nào của cư dân Chăm-pa. Hãy viết một đoạn (2 ~ 3 dòng) về thành tựu văn boá này.
Xem thêm

Chương bài liên quan

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved