logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 8.5 trang 20 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Đề bài

Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Ban An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.

a) Theo em, nước đá biến đâu mất?

b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

c) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?

d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa?

e) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi là sự bay hơi

b) 3 thể: rắn, lỏng, khí

c) Tham khảo sơ đồ: 

d) Các hạt nước liên kết không chặt chẽ

e) Hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong không khí

Lời giải chi tiết

a) Nước đá đã bốc hơi (bay hơi) mất nên không còn thấy nước đá ở trên đĩa

b) Nước có thể tồn tại ở 3 thể

- Thể rắn: viên đá

- Thể lỏng: nước trong đĩa

- Thể khí: hơi nước

c) Sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước

                          

d) Hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa: là do các hạt nước liên kết không chặt chẽ nên nó trượt đều ra mặt đĩa

e) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc là do: đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy ở bên ngoài cốc

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 8.3 trang 20 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết.
Bài 8.7 trang 21 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm C. Nhôm, muối ăn, đường mía D. Con dao, đôi đũa, muối ăn
Bài 8.9 trang 21 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học A. Hòa tan đường vào nước B. Cô cạn nước đường thành đường C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
Bài 8.15 trang 23 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Hãy gọi tên vật thể, tên chất trong các hình ảnh dưới đây:
Bài 8.20 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo Các quá trình thực tế đưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved