logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4

Admin FQA

29/01/2024, 10:13

Đọc lại bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương trong SGK (tr. 82 – 83) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời câu hỏi 1 trang 27

Nội dung câu hỏi:

Tác dụng của việc dùng từ “lẫn” để miêu tả việc gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định để tổ chức thi chung là gì?

 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Áp dụng phần Kiến thức Ngữ Văn

 

Lời giải chi tiết:

Từ lẫn trong bài thơ thể hiện tình trạng đan xen, lẫn lộn cái nọ với cái kia. Vì vậy, từ “lẫn”  không chỉ miêu tả thực tế việc tổ chức gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định lúc bấy giờ (khoa thi Đinh Dậu, 1897), mà còn thể hiện sắc thái đánh giá tiêu cực: lẫn lộn, pha tạp, không nghiêm chỉnh, quy củ

Trả lời câu hỏi 2 trang 27

Nội dung câu hỏi:

Hãy dùng một từ ngữ nêu ấn tượng của em về hình ảnh các sĩ tử và quan người Việt trong bài thơ. Vì sao em chọn từ ngữ đó?

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Ấn tượng từ “lôi thôi” vì nó thể hiện cho hình ảnh những sĩ tử đi thi nhưng không có sự trang nghiêm, đĩnh đạc, phong thái nhà Nho vốn có mà lại trở nên luộm thuộm, kém cỏi

Trả lời câu hỏi 3 trang 27

Nội dung câu hỏi:

Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu luận.

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh “cờ kéo rợp trời” đối với “váy lê quét đất” đã phản ánh thực trạng đất nước ta dưới ách nô dịch của thực dân Pháp; bị nhiễu nhương bởi những kẻ ngoại bang xâm lược. Đồng thời, nó còn cho thấy tác giả đặt chiếc cờ phấp phới trên đầu quan sứ ngang bằng với cái váy che phần thân dưới cơ thể của người phụ nữ nhằm thể hiện tiếng cười châm biếm, không tôn trọng với tên quan này

- Từ “mụ đầm” là cách gọi giễu cợt với người phụ nữ phương Tây (là vợ của quan chức người Pháp) được đặt trong sự đăng đối với từ “quan sứ” (từ để gọi nhân vật chức sắc cao cấp trong chính quyền thực dân) là lời châm biếm, đả kích dành cho “cặp đôi” vợ chồng viên quan Pháp.

→ Có thể nói, phép đối trong hai câu luận đã cho thấy thái độ châm biếm, khinh miệt của tác giả với những kẻ gọi là “quan sứ”, “mụ đầm”; đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa về ngữ pháp, thanh điệu.

Trả lời câu hỏi 4 trang 27

Nội dung câu hỏi:

Nêu cảm nhận của em về các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong bài thơ.
 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Áp dụng kiến thức Lịch sử
 

Lời giải chi tiết:

Sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài trong bài thơ phản ánh tình trạng đất nước ta lúc bấy giờ: mất độc lập tự chủ, có sự can thiệp của ngoại bang vào vận mệnh của đất nước ta. Các nhân vật người nước ngoài xuất hiện trong bài thơ là những người có quyền uy nhưng đáng bị mắng chửi, lên án vì đó là những kẻ xâm lược, đã xuất hiện ở nơi không phải của họ và cũng không dành cho họ, can thiệp vào công việc quan trọng của một đất nước khác.

Trả lời câu hỏi 5 trang 27

Nội dung câu hỏi:

Hãy liệt kê những cái xấu, cái bất toàn là đối tượng của tiếng cười trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản

- Phương pháp liệt kê

 

Lời giải chi tiết:

 – Sĩ tử: trông lôi thôi, không ra dáng người có nền nếp học hành, chí khí người quân tử theo đạo thánh hiền

– Quan trường: giọng nói ậm oẹ, năng lực hạn chế.

– Quan sứ, mụ đầm: những kẻ xâm lược nghênh ngang, hống hách → hành động đáng khinh bỉ và lên án.

Trả lời câu hỏi 6 trang 27

Nội dung câu hỏi:

Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới nhân tài đất Bắc qua câu thơ “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”?

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Phân tích câu thơ và rút ra thông điệp của tác giả

 

Lời giải chi tiết:

Qua câu thơ "Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà", tác giả muốn nhắn nhủ tới “nhân tài đất Bắc”:

– Tình cảnh đất nước trong thời kì thực dân nửa phong kiến thực sự đau thương, bi đát, đáng buồn

– Kêu gọi những ai là người Việt có lương tri thì chớ ngoảnh mặt làm ngơ trước tình cảnh ấy.

Trả lời câu hỏi 7 trang 27

Nội dung câu hỏi:

Giải thích nghĩa của yếu tố xướng và tìm 5 từ Hán Việt có sử dụng yếu tố đó.

 

Phương pháp giải:

- Áp dụng kiến thức từ Hán Việt

- Tham khảo Từ điển

 

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa của yếu tố xướng: hát, ca hát; hát trước để người khác hoạ theo.

- Từ Hán Việt có sử dụng yếu tố xướng, ví dụ: đề xướng, hợp xướng, lĩnh xướng, xướng ca, xướng danh,…

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4 Đọc lại bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh trong SGK (tr. 85) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi Bài tập 3 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4 Đọc lại bài thơ Vịnh cây vòng của Nguyễn Công Trứ trong SGK (tr. 98) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi Bài tập 4 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Hai thành ngữ “trơ như đá, vững như đồng” được dùng trong bài thơ có tác dụng gì?
Trả lời câu hỏi Bài tập 5 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Bài thơ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Trả lời câu hỏi Bài tập 6 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 4 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần. Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới đối tượng nào?
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved