logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Giải Bài tập 4 trang 19 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Câu 1

Trong đoạn trích, người viết đã nêu những bằng chứng để làm rõ điều gì? Những bằng chứng đó được lấy từ đâu?Phương pháp giải:Đọc kĩ đọan trích từ Từ khi biết nhìn nhận đến trong mỗi con người trong SGK (tr. 55)Lời giải chi tiết:Trong đoạn trích, người viết đã nêu lên những bằng chứng để làm rõ một ý kiến: mọi người xung quanh ta, ai cũng có nét riêng, khác biệt. Những bằng chứng đó được lấy từ thực tế cuộc sống, cụ thể ở đây là các bạn trong lớp học.

Câu 2

Em hiểu như thế nào về câu “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống ai cả”?Phương pháp giải:Nêu suy nghĩ của bản thânLời giải chi tiết:Câu “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống đi cả” có thể hiểu: trên thế gian này, mỗi người đều có nét riêng, không ai giống ai, và đó là chuyện phổ biến.

Câu 3

Em phải làm gì khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người.”Phương pháp giải:Liên hệ bản thânLời giải chi tiết:Khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”, chúng ta cần biết phát triển năng lực, sở thích, cá tính của mình theo hướng tích cực, để vừa biết hoà đồng với mọi người, vừa khẳng định mạnh mẽ giá trị của bản thân.

Câu 4

Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?Phương pháp giải:Liên hệ bản thânLời giải chi tiết:Bài nghị luận muốn có sức thuyết phục, phải có lí lẽ và bằng chứng. Qua đoạn trích, ta thấy, bằng chứng để đưa vào bài nghị luận bàn về một hiện tượng (vấn đề) đời sống phải là những gì có trong thực tế, tiêu biểu, phù hợp với hiện tượng (vấn đề) được bàn luận.

Câu 5

Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ? ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!", theo em, có thể thay thành ngữ nghịch như quỷ bằng những từ ngữ khác được không? Vì sao?Phương pháp giải:Thảo khảo sách báo, internet hoặc liên hệ bản thân tìm ra thành ngữ có cùng nghĩaLời giải chi tiết:Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ? ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!”, thành ngữ nghịch như quỷ được dùng rất đắt. Nó vừa cho biết mức độ nghịch ngợm của học trò, đồng thời khiến ta liên hệ tới câu: Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Cho nên, khó có thể tìm được từ ngữ nào thay thế thành ngữ nghịch như quỷ trong câu trên.
Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bài tập 1 trang 17 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại văn bản Xem người ta kìa! trong SGK (tr. 54-55) và trả lời các câu hỏi
Giải Bài tập 3 trang 18 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi
Giải Bài tập 7 trang 20,21 Bài 8 Sách bài tập Ngữ văn 6 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved