logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Giải Bài tập 5 trang 27 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Câu 1

Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.Phương pháp giải:Vận dụng kiến thức đã biết về thơ lục bát đề làm bàiLời giải chi tiết:Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ:- Thế thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra).- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tự là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần).- Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chẵn.

Câu 2

Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.Phương pháp giải:Đọc và nêu những hình ảnh được sử dụng để miêu tả quần đảo Trường SaLời giải chi tiết:Bài thơ viết về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả địa danh này: quần đảo cuối trời xanh, trăm hạt thóc vãi thành đảo con, sóng bào mãi vẫn không mòn,...

Câu 3

Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần"?Phương pháp giải:Đọc kĩ bài thơLời giải chi tiết:Nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần" vì về mặt địa lí thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào

Câu 4

Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?Phương pháp giải:Liên hệ bản thânLời giải chi tiết:Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.

Câu 5

So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:a. Tấm lòng theo mũi tàu raVới tôi quần đảo Trường Sa rất gần.b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rốt đẹpPhương pháp giải:Vận dụng kiến thức về từ đồng âm và từ đa nghĩa vào làm bài tậpLời giải chi tiết:Từ mũi trong mũi tàu chỉ phần trước, nhô ra của tàu thuyền còn mũi trong mũi dọc dừa chỉ một bộ phận nhỏ ra trên khuôn mặt, dùng để hô hấp của con người. Có thể thấy có hai nghĩa này liên quan với nhau nên đây là trường hợp từ đa nghĩa.

Câu 6

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.Hỡi quần đảo cuối trời xanhNhư trăm hạt thóc vãi thành đảo conPhương pháp giải:Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụngLời giải chi tiết:Trong hai dòng thơ Hỡi quần đảo cuối trời xanh/ Như trăm hột thóc vãi thành đảo con, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ví quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ với hàng trăm hạt thóc. Việc so sánh mỗi đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên rất gần gũi, thân thương. 
Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Giải Bài tập 1 trang 25 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại Chùm ca dao về quê hương đất nước trong SGK (tr. 90 ~ 91) và trả lời các câu hỏi
Giải Bài tập 2 trang 25 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Hành trình của bầy ong trong SGK (tr. 106 - 107) và trả lời các câu hỏi
Bài tập 3 trang 26 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Chuyện cổ nước mình (từ Tôi yêu chuyện cổ nước tôi đến Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) trong SGK (tr. 93 - 94) và trả lời các câu hỏi
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved