logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trả lời câu hỏi Bài tập 5 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1

Admin FQA

22/02/2024, 09:17

Bài tập 5. Đọc lại đoạn trích Minh sư trong SGK (tr. 35 – 37) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời câu hỏi 1 trang 7

Nội dung câu hỏi:

Đoạn trích đề cập đến sự kiện lịch sử nào?

 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần Giới thiệu và đoạn trích

- Liên hệ kiến thức lịch sử

 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích Minh sư đề cập đến sự kiện lịch sử Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa nhưng sau đó mở rộng bờ cõi, gây dựng đất nước.

Trả lời câu hỏi 2 trang 7

Nội dung câu hỏi:

Chi tiết “Vào năm Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng gần tròn tám mươi tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo ông chỉ phải nằm cáng hai lần còn thì ngồi trên lưng ngựa.” gợi cho em cảm nhận gì về nhân vật Nguyễn Hoàng?

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ chi tiết

 

Lời giải chi tiết:

Chi tiết trên cho thấy tâm huyết, sự nhiệt tình, nghiêm túc của Nguyễn Hoàng đối với đất nước. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn không ngại khó khăn gian khổ để thực hiện giấc mơ, tâm nguyện của bản thân

Trả lời câu hỏi 3 trang 7

Nội dung câu hỏi:

Hãy cho biết hai người lính đã bàn tán những gì về Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Khi nghe những lời bàn tán về mình, Đoan Quốc công đã có phản ứng như thế nào? Từ đó, em hiểu thêm gì về tính cách của nhân vật này?

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ chi tiết trong đoạn trích

 

Lời giải chi tiết:

- Lời bàn tán của hai người lính: việc mở mang bờ cõi của ông chủ yếu là do gặp thời vận, chẳng phải là kết quả của những tính toán trước. Chẳng qua Quốc công sợ bị Trịnh Kiểm giết, tìm đường chạy thoát thân vào đây, gặp đất rộng thì mở mang.

- Khi nghe những lời bàn tán về mình của hai người lính, Đoan Quốc công đi thụt lùi để họ không nhận ra mình. Sau đó, ông bảo họ đừng làm ảnh hưởng tới quân lính đang ngủ, mời họ ra uống trà cùng mình. Sau khi nghe những lời van xin của hai người lính, ông chỉ nhìn họ đầy hồn hậu, nói chuyện ân cần, tâm sự về những suy nghĩ của ông đối với sự nghiệp, cuộc đời, về những người ông coi là “minh sư”

Qua đây, ta thấy Đoan Quốc công là một người có tấm lòng bao dung, có thái độ cầu thị, muốn lắng nghe những lời nhận xét thẳng thắn, không xu nịnh và có suy nghĩ rất bình dị, đúng đắn.

Trả lời câu hỏi 4 trang 7

Nội dung câu hỏi:

Em hiểu như thế nào về câu nói: “Không phải chỉ có nhiều người gần gũi ta, những người nói điều hợp với lòng ta mà ngay cả những người nói điều trái ý ta [...] họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ đã dạy ta nhiều điều?

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu nói của Nguyễn Hoàng

 

Lời giải chi tiết:

Câu nói có ý nghĩa rất sâu sắc, đã góp phần nêu bật chủ đề của tác phẩm. Qua câu nói này, ta thấy Đoan Quốc công là người biết phân rõ phải trái, đúng sai, biết tiếp thu ý kiến của người khác.

Qua đó, chúng ta có thể suy ra ý nghĩa rằng không chỉ nên nghe những lời thuận tai, mà còn phải lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, quan điểm trái chiều bởi vì nhờ chúng mà ta nhìn ra thiếu sót của bản thân, biết tự hoàn thiện mình. Đây cũng là chủ đề của tác phẩm.

Trả lời câu hỏi 5 trang 7

Nội dung câu hỏi:

Nhan đề Minh sư gợi cho em những suy nghĩ gì?

 

Phương pháp giải:

- Áp dụng kiến thức từ Hán Việt

- Đọc kĩ lời chiêm nghiệm của Nguyễn Hoàng ở cuối đoạn trích

 

Lời giải chi tiết:

Minh sư có nghĩa là người thầy sáng suốt, thấu tỏ

Qua văn bản, có thể thấy minh sư không chỉ là những người gần gũi cạnh bên, nói lời hay ý đẹp mà minh sư còn là những người dám nói những điều trái ý để ta nhìn nhận lại khuyết điểm của bản thân, từ đó tiến bộ hơn

Trả lời câu hỏi 6 trang 7

Nội dung câu hỏi:

Nêu cảm nhận của em về tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.

 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích cho ta thấy niềm kính trọng, ngưỡng mộ của tác giả đối với người anh hùng Nguyễn Hoàng. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự ghi nhận, tán thành của tác giả đối với việc tiếp nhận lời khen chê.

Đây cũng chính là cách tác giả thể hiện lòng yêu nước và những tâm sự, suy nghĩ của bản thân về cuộc đời.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1 Đọc từ câu “Hoài Văn nằn nì thế nào, quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến.” đến câu “Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa” trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1 Đọc từ câu “Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống!” đến câu “Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông”. trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng (SGK, tr. 12) và chọn phương án trả lời đúng:
Trả lời câu hỏi Bài tập 3 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1 Đọc lại văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh trong SGK (tr. 17 – 23) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Trả lời câu hỏi Bài tập 4 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1 Đọc đoạn trích từ “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính” đến “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân số ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng Chạp.” trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (SGK, tr. 19 – 20) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi Bài tập 7 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 1 Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng:
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved