logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Giải Bài tập 6 trang 28 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Câu 1

So với đặc điểm tiêu biểu của thơ lục bát được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng của các dòng trong bài ca đao này có gì khác biệt? Theo em, đây có phải là hiện tượng lục bát biến thể hay không?Phương pháp giải:Vận dụng kiến thức về thơ lục bát để làm bàiLời giải chi tiết:So với đặc điểm của thơ lục bát đã được nêu ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr. 89), số tiếng trong dòng thứ ba không phải sáu tiếng như thông thường mà kéo dài thành tám tiếng. Bài ca dao này là hiện tượng lục bát biến thể.

Câu 2

Phần Tri thức ngữ văn cũng cho biết đặc điểm về cách phối thanh của thơ lục bát. Em hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách phối thanh ở bài ca dao trên.Phương pháp giải:Đọc lại phần Tri thức ngữ văn và vận dụng kiến thức đã học để làm bàiLời giải chi tiết:Tính chất biến thể trong việc phối thanh của bài ca dao: tiếng thứ tám của dòng bát đầu tiên (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông) không phải là thanh bằng như thông thường mà là thanh trắc.

Câu 3

Bài ca dao trên có điểm gì khác biệt về vị trí gieo vần so với những bài thơ lục bát thông thường?Phương pháp giải:Vận dụng kiến thức về thơ lục bát để làm bàiLời giải chi tiết:Ngoài sự biến thể về thanh điệu, so với một bài thơ lục bát thông thường, ta cũng nhận thấy có sự khác biệt về vị trí gieo vần ở bài ca dao. Về vần, tiếng thứ tám của dòng bát (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm) vẫn với tiếng thứ tư của dòng bát tiếp theo (Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?).

Câu 4

Việc sử dụng liên tiếp hai dòng thơ tám tiếng (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?) có tác dụng gì?Phương pháp giải:Vận dụng kiến thức về thơ lục bát để làm bài tậpLời giải chi tiết:Việc sử dụng liên tiếp hai dòng tám tiếng (Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm/ Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông) đã góp phần làm nổi bật tâm trạng buồn bã, sầu muộn, nhớ nhung, trông ngóng của nhân vật trữ tình

Câu 5

Nêu những cảm nhận của em về thời gian, không gian được miêu tả trong bài ca dao.Phương pháp giải:Đọc hiểu bài thơ và nêu cảm nhậnLời giải chi tiết:Thời gian và không gian được khắc hoạ trong bài ca dao để lại cho em nhiều ấn tượng. Chính thời gian buổi chiều, không gian mênh mông, xa vắng, trầm mặc của bến Văn Lâu với hình ảnh con thuyền trôi lững lờ trên dòng sông Hương, với điệu hò mái đẩy dịu dặt càng làm tăng thêm nỗi buồn thảm, sầu nhớ trong lòng người.
Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Giải Bài tập 1 trang 25 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại Chùm ca dao về quê hương đất nước trong SGK (tr. 90 ~ 91) và trả lời các câu hỏi
Giải Bài tập 2 trang 25 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Hành trình của bầy ong trong SGK (tr. 106 - 107) và trả lời các câu hỏi
Bài tập 3 trang 26 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc lại bài thơ Chuyện cổ nước mình (từ Tôi yêu chuyện cổ nước tôi đến Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) trong SGK (tr. 93 - 94) và trả lời các câu hỏi
Giải Bài tập 5 trang 27 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved