logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trả lời câu hỏi văn bản 3 trang 49

Admin FQA

18/01/2024, 14:59

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Câu 1

Nội dung câu hỏi: 

Ở phần (1) của văn bản, câu “Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng” có chức năng gì?

 

Phương pháp giải:

Đọc phần (1) của văn bản, chú ý tới cách tác giả sử dụng câu  “Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng” trong đoạn để có thể đưa ra nhận xét.

 

Lời giải chi tiết:

Câu “Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng” có chức năng như câu mở đầu, dẫn dắt vào đoạn của tác giả.

→ Đáp án đúng: B. Nêu luận điểm của đoạn.

Câu 2

Nội dung câu hỏi: 

Phần (1) cho thấy tác giả đã lập luận theo hướng nào?

 

Phương pháp giải:

Từ nội dung phần (1), đọc và chú ý tới những câu mở đầu - kết thúc đoạn cũng như thân đoạn để biết được tác giả lập luận theo hướng như thế nào; từ đó lựa chọn được đáp án chính xác.

 

Lời giải chi tiết:

Trong phần (1), câu đầu tiên, tác giả đưa ra 1 câu khái quát để làm câu mở đầu cho đoạn, nội dung các câu sau dùng để lập luận, chứng minh và làm rõ cho câu mở đoạn ấy.

Đáp án đúng: A. Từ khái quát đến cụ thể.

Câu 3

Nội dung câu hỏi: 

Những nội dung phân tích cụ thể ở phần (2) đã làm sáng tỏ nhận định nào được tác giả nêu ở phần (1).

 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về tác phẩm Chữ người tử tù mà tác giả nhắc tới để tìm hiểu về nội dung của nó từ đó lựa chọn được tác giả đã làm sáng tỏ nhận định nào.

 

Lời giải chi tiết:

Những nội dung phân tích cụ thể ở phần (2) đã làm sáng tỏ nhận định “người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách, có “thiên lương”...”

→ Đáp án đúng: D. Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân có loại người tài hoa nghệ sĩ, họ có nhân cách và “thiên lương”

Câu 4

Nội dung câu hỏi: 

Phương án nào sau đây cho thấy tác giả đã sử dụng phép lập luận tăng tiến để thuyết phục người đọc về vẻ đẹp nhân cách và sự khác thường, độc đáo của các nhân vật trong truyện?

 

Phương pháp giải:

Đọc các phương án và lựa chọn được đáp án chính xác nhờ từ khóa “phép lập luận tăng tiến” trong câu hỏi, chú ý khi tìm đáp án cần chú ý đến những từ lập luận tăng tiến để dễ dàng lựa chọn đáp án.

 

Lời giải chi tiết:

Trong các đáp án, có duy nhất đáp án C có cụm từ lập luận “chẳng những…. mà còn”.

→ Đáp án đúng: C. Phân tích Chữ người tử tù, chẳng những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên tơ lại, mà còn phải biết ngợi ca cái biết sợ của những nhân vật này nữa.

Câu 5

Nội dung câu hỏi: 

Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn.

 

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn, chú ý tới cách biểu đạt để nhận xét ra giọng điệu, ý kiến của người viết.

 

Lời giải chi tiết:

Ý kiến: là con người thì phải biết kinh sợ cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Giọng điệu: đối thoại, như đang trình bày, tranh luận với ai đó.

Câu 6

Nội dung câu hỏi: 

Ngôn ngữ nghị luận ở phần (3) có đặc điểm gì đáng chú ý?

 

Phương pháp giải:

Đọc phần (3) thật kĩ, chú ý tới cách biểu đạt, ngôn ngữ sử dụng nghị luận để chỉ được ra cái nổi bật, cái đáng chú ý của phần này.

 

Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, có tính nghệ thuật, thể hiện qua việc sử dụng thành công biện pháp tu từ:

- Điệp từ, điệp cấu trúc: “Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn”

- So sánh: “Chính Cao Chu Thần, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù, có một câu thơ thật đẹp, thật sang:

                                      Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

                                      (Một đời chỉ biết cúi đầu vái lạy hoa mai)

Cái cúi đầu của thầy quản ngục vái lạy Huấn Cao chính là cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai vậy”.

Câu 7

Nội dung câu hỏi: 

Em có đồng ý với ý kiến sau đây của người viết không? Vì sao?

 

Phương pháp giải:

Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình, cũng có thể vừa đồng tình vừa không đồng tình, miễn là nêu được lí lẽ thuyết phục.

 

Lời giải chi tiết:

- Em đồng tình với ý kiến của người viết. Vì:

+ Đúng là có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Bởi đây là những cái cúi đầu, cái lạy trước cái ác, cái xấu, là sự thể hiện thái độ, hành động yếu đuối, hèn hạ của con người trước kẻ thù, trước những đối tượng, sự việc, hành vi không tốt. Vì những lợi ích cá nhân, vì yếu kém mà một số người sẵn sàng quỳ gối, khom lưng để đạt được mục đích của mình, bất chấp phẩm giá, danh dự, lòng tự trọng hay lợi ích của tập thể.

+ Ngược lại, cũng có những cái cúi đầu hay vái lạy làm cho con người trở nên đẹp đẽ hơn. Đó là khi con người cúi mình trước những tấm gương nhân cách cao cả, những hành động cao đẹp, những vẻ đẹp thánh thiện, đích thực của thế giới tự nhiên,...Hình ảnh những người Nhật Bản với thói quen cúi đầu chào hỏi, cảm ơn người thân, bạn bè, khách hàng hay những người có hành động giúp đỡ, hỗ trợ,...không hề khiến người Nhật xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế, trái lại, càng khiến họ được nhân dân tiến bộ ở các quốc gia khác khâm phục, quý mến và trân trọng.

Câu 8

Nội dung câu hỏi: 

Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) bình luận về một bài học mà em rút ra được sau khi học truyện Chữ người tử tù.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào những suy nghĩ, cảm nhận của mình để viết đoạn văn bình luận về một bài học rút ra được sau khi học truyện Chữ người tử tù. Đoạn văn cần đáp ứng đúng - đủ  những yêu cầu hình thức về một đoạn văn.

 

Lời giải chi tiết:

“Chữ người tử tù” là một câu chuyện đầy cảm xúc về tràn ngập tính nhân văn của những con người trong ngục tù tăm tối. Đối với Huấn Cao - người có tài viết chữ đẹp nhưng vì chống lại triều đình mà bị lãnh án tử hình, ông còn được miêu tả là một người tài năng hơn người, sở hữu một tấm lòng trong sáng và cao thượng. Dù phải đối diện với cái chết nhưng ông vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái hiên ngang. Điều đặc biệt hơn nữa là con người ấy còn có một thiên lương trong sáng mà không phải ai trên đời ông cũng cho chữ. Ông chỉ tin tưởng và coi trọng ba người bạn tri kỉ trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục, ông đã mỉm cười cho quản ngục chữ. Điều đó cho thấy ông là người trân trọng người tài, trân trọng cái đẹp. Qua câu chuyện, em có thể rút ra trong mình bài học về nghệ thuật và phẩm chất con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và tình cảm. Và cái đẹp luôn phải gắn kết với cái thiện, không thể tách rời. Cái đẹp không chỉ có ở những nơi đẹp đẽ nhất mà nó còn tồn tại trong những môi trường xấu xa và tàn ác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó sẽ suy tàn, mà ngược lại, nó sẽ trở nên sáng tỏ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể chinh phục được trái tim con người, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn và cao hơn trong cuộc sống.

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved