logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người trang 88, 89, 90 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Admin FQA

15/01/2024, 16:54

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

33.1

1. Nội dung câu hỏi

Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ:

A. tim và mao mạch.

C. tim và tĩnh mạch.

B. tim và động mạch.

D. tim và hệ mạch.

2. Phương pháp giải

Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ: tim và hệ mạch.

3. Lời giải chi tiết

D. tim và hệ mạch.

33.2

1. Nội dung câu hỏi

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: ... có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

A. Tiểu cầu.

B. Bạch cầu.

C. Hồng cầu.

D. Huyết tương.

2. Phương pháp giải

Huyết tương có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

3. Lời giải chi tiết

D. Huyết tương.

33.3

1. Nội dung câu hỏi

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: ... là những tế bào có chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ giúp bảo vệ cơ thể.

A. Tiểu cầu.

B. Bạch cầu.

C. Hồng cầu.

D. Huyết tương.
2. Phương pháp giải:

Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ giúp bảo vệ cơ thể.

3. Lời giải chi tiết

B. Bạch cầu.

33.4

1. Nội dung câu hỏi

Điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau: Môi trường trong, hệ hô hấp, hệ bài tiết, Máu, môi trường trong.

(1)....., nước mô và bạch huyết làm thành môi trường trong của cơ thể. Bạch huyết có thành phần gần giống máu, chỉ khác là không có hồng cầu, ít tiểu cầu. (2)..... thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hoá, (3)..., (4).... Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua (5).....

2. Phương pháp giải:

1 – Máu, 2 – Môi trường trong, 3 – hệ hô hấp, 4 – hệ bài tiết, 5 – môi trường trong.

3. Lời giải chi tiết:

Máu, nước mô và bạch huyết làm thành môi trường trong của cơ thể. Bạch huyết có thành phần gần giống máu, chỉ khác là không có hồng cầu, ít tiểu cầu. Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết. Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong.

33.5

1. Nội dung câu hỏi

Hãy cho biết mỗi hành động/thói quen được đưa ra dưới đây là nên hay không nên thực hiện nhằm tránh tác nhân gây hại cho tim mạch.

2. Phương pháp giải

Dựa vào tác hại/lợi ích của hành động/thói quen

3. Lời giải chi tiết:

33.6

1. Nội dung câu hỏi

Giải thích vì sao nhóm máu O được gọi là nhóm máu “chuyên cho nhóm AB là nhóm máu “chuyên nhận”.

2. Phương pháp giải

Dựa vào sơ đồ truyền máu

3. Lời giải chi tiết

- Máu O là nhóm máu “chuyên cho do có thể cho được tất cả các nhóm máu khác. Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho

- Máu AB là nhóm máu “chuyên nhận do có thể nhận được tất cả các nhóm máu. Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó.

33.7

1. Nội dung câu hỏi

Có người cho rằng: “Tiêm vaccine cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

2. Phương pháp giải

Ý kiến đó là sai vì tiêm vaccine và tiêm kháng sinh có bản chất khác nhau.

3. Lời giải chi tiết

Ý kiến đó là sai vì tiêm vaccine và tiêm kháng sinh có bản chất khác nhau.

-Tiêm vaccine là tiêm các loại kháng nguyên đã bị làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh do kháng nguyên có thể gây ra (chủ động).

-Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh (bị động).

33.8*

1. Nội dung câu hỏi

Lấy máu của 4 người có tên là: Thành, Ngọc, Minh, Phúc. Biết rằng, máu của mỗi người là 1 nhóm máu khác nhau. Tiến hành thí nghiệm li tâm để tách máu ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm như ở Bảng 33.1.


Dấu: (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.

Dấu: (-) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.

a) Hãy xác định nhóm máu của 4 người có tên nêu trên.

b) Ở người, ngoài hệ nhóm máu ABO, có hệ nhóm máu khác không?

2. Phương pháp giải:

Dựa vào sơ đồ truyền máu

3. Lời giải chi tiết:

a) Nhóm máu từng người được xác định như sau:

- Máu của Thành: Hồng cầu không bị kết dính với huyết tương của nhóm máu nào cả, có nghĩa nhóm máu của Thành có thể truyền cho tất cả các nhóm máu. Điều đó chứng tỏ Thành có nhóm máu O.

- Máu của Ngọc: Hồng cầu bị kết dính với huyết tương của 3 nhóm máu còn lại, có nghĩa nhóm máu của Ngọc không thể truyền cho các nhóm máu khác. Điều đó chứng tỏ Ngọc có nhóm máu AB.

- Máu của Minh: Hồng cầu không bị kết dính với huyết tương của nhóm máu AB và huyết tương của chính nó, có nghĩa nhóm máu của Minh chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB và chính nó. Điều đó chứng tỏ Minh có nhóm máu A hoặc nhóm máu B.

- Máu của Phúc: Hồng cầu không bị kết dính với huyết tương của nhóm máu AB và huyết tương của chính nó, có nghĩa nhóm máu của Phúc chỉ có thể truyền cho nhóm máu AB và chính nó. Điều đó chứng tỏ Phúc có nhóm máu B hoặc nhóm máu A.

b) Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau nhưng phổ biến nhất là hệ nhóm máu ABO.

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved