Admin FQA
30/12/2022, 13:17
Khởi động
Khởi động trang 28 SGK Tin học 7
Theo em, làm thế nào để tận dụng những lợi ích và phòng tránh rủi ro, hạn chế khi giao tiếp qua mạng?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Để tận dụng những lợi ích và phòng tránh rủi ro, hạn chế khi giao tiếp qua mạng, em nên:
- Tìm hiểu và tuân thủ các quy định khi đăng kí, sử dụng kênh trao đổi thông tin trên Internet.
- Thực hiện hành vi, ứng xử trên mạng phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Chấp hành các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin trên mạng.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm.
- Khi gặp mâu thuẫn, xung đột hay bị xúc phạm, bắt nạt, đe dọa trên mạng, hãy chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ, tư vấn để giải quyết từ người lớn đáng tin cậy như cha mẹ, thầy cô giáo hay các cơ quan chức năng...
Làm
Làm 1 trang 29 SGK Tin học 7
Theo em, khi giao tiếp qua mạng, nên hay không nên thực hiện những việc nào dưới đây?
A. Sử dụng họ, tên thật của bản thân.
B. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.
C. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.
D. Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.
E. A dua theo đám đông khi nhận xét.
G. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.
H. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.
I. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép.
K. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác.
L. Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép thân thiện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã được học và sự hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Theo em, khi giao tiếp qua mạng, nên thực hiện:
A. Sử dụng họ, tên thật của bản thân.
B. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.
C. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.
D. Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.
H. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.
L. Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép thân thiện.
- Theo em, khi giao tiếp qua mạng, không nên thực hiện:
E. A dua theo đám đông khi nhận xét.
G. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.
I. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép.
K. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác.
Làm 2 trang 29 SGK Tin học 7
Khi bị bắt nạt trên mạng em sẽ làm gì?
A. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.
B. Nhờ bạn giúp đỡ đe dọa lại người bắt nạt mình.
C. Xúc phạm người bắt nạt mình.
D. Âm thầm chịu đựng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã được học và sự hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi bị bắt nạt trên mạng em sẽ:
A. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.
Làm trang 30 SGK Tin học 7
Thanh nghỉ học nên đã mượn vở của Long để chép bài. Thanh đọc được trong vở mật khẩu hộp thư điện tử của Long. Thanh sử dụng mật khẩu đó để mở và xem thư điện tử của Long. Em suy nghĩ gì về việc làm của Thanh?
Phương pháp giải:
Chúng ta không được truy cập vào các nguồn thông tin khi chưa được phép.
Lời giải chi tiết:
Việc Thanh truy cập vào hộp thư điện tử của Long khi chưa được cho phép là không đúng, Thanh đã xâm phạm vào quyền riêng tư của Long..
Làm 1 trang 30 SGK Tin học 7
Theo em những việc làm nào dưới đây là truy cập không hợp lệ?
A. Thử gõ tên tài khoản, mật khẩu để mở tài khoản mạng xã hội của người khác.
B. Tự tiện sử dụng điện thoại di động hay máy tính của người khác.
C. Truy cập vào trang web có nội dung phản cảm, bạo lực.
D. Kết nối vào mạng không dây của nhà trường cung cấp miễn phí cho học sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về truy cập không hợp lệ.
Lời giải chi tiết:
Theo em những việc làm dưới đây là truy cập không hợp lệ:
A. Thử gõ tên tài khoản, mật khẩu để mở tài khoản mạng xã hội của người khác.
B. Tự tiện sử dụng điện thoại di động hay máy tính của người khác.
C. Truy cập vào trang web có nội dung phản cảm, bạo lực.
Làm 2 trang 30 SGK Tin học 7
Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin nào?
A. Thư điện tử.
B. Mạng xã hội.
C. Tin nhắn điện thoại.
D. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin:
A. Thư điện tử.
B. Mạng xã hội.
C. Tin nhắn điện thoại.
Làm 3 trang 30 SGK Tin học 7
Theo em, nên hay không nên làm những việc nào dưới đây?
A. Xóa thư điện tử, tin nhắn, bài viết có nội dung xấu được gửi đến tài khoản của em.
B. Không truy cập vào liên kết trong thư điện tử, tin nhắn có nội dung không phù hợp.
C. Đóng ngay cửa sổ trình duyệt khi thấy trang web có nội dung không phù hợp.
D. Gửi cho bạn bè địa chỉ trang web có thông tin không phù hợp em gặp trên mạng.
E. Nhờ người hỗ trợ cài đặt chế độ chặn thư rác, tin rác, trang web không phù hợp với em.
Phương pháp giải:
Khi gặp thông tin xấu, không phù hợp thì thực hiện xóa, chặn, không phát tán, chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
- Những việc nên làm:
A. Xóa thư điện tử, tin nhắn, bài viết có nội dung xấu được gửi đến tài khoản của em.
B. Không truy cập vào liên kết trong thư điện tử, tin nhắn có nội dung không phù hợp.
C. Đóng ngay cửa sổ trình duyệt khi thấy trang web có nội dung không phù hợp.
E. Nhờ người hỗ trợ cài đặt chế độ chặn thư rác, tin rác, trang web không phù hợp với em.
- Những việc không nên làm:
D. Gửi cho bạn bè địa chỉ trang web có thông tin không phù hợp em gặp trên mạng.
Làm 1 trang 32 SGK Tin học 7
Em hãy nêu những hậu quả có thể xảy ra khi bị nghiện Internet.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về tác hại khi nghiện Internet.
Lời giải chi tiết:
Những hậu quả có thể xảy ra khi nghiện Internet:
- Thị lực, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút;
- Bị phụ thuộc vào thế giới ảo, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, dễ bị tự kỉ, trầm cảm;
- Trốn học, nói dối, trộm cắp để có thời gian và tiền bạc cho việc sử dụng Internet, tham gia trò chơi trực tuyến;
- Ít vận động thể chất, ngại giao lưu, ngại trò chơi với những người xung quanh.
Làm 2 trang 32 SGK Tin học 7
Thực hiện những điều nào dưới đây sẽ giúp em phòng tránh nghiện Internet?
A. Chỉ truy cập Internet khi có mục đích rõ ràng.
B. Tự giác tuân thủ quy định về thời gian sử dụng Internet một cách hợp lí của bản thân.
C. Không thức khuya, trốn học để lên mạng.
D. Luyện tập thể thao, giao lưu lành mạnh với bạn bè.
E. Thường xuyên chơi trò chơi trực tuyến, sử dụng mạng xã hội.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về cách phòng tránh nghiện Internet.
Lời giải chi tiết:
Những điều giúp em phòng tránh nghiện Internet:
A. Chỉ truy cập Internet khi có mục đích rõ ràng.
B. Tự giác tuân thủ quy định về thời gian sử dụng Internet một cách hợp lí của bản thân.
C. Không thức khuya, trốn học để lên mạng.
D. Luyện tập thể thao, giao lưu lành mạnh với bạn bè.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 32 SGK Tin học 7
Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống dưới đây?
A. Bị người khác nhắn tin, xúc phạm đe dọa.
B. Khi cần đăng kí sử dụng một mạng xã hội mà em chưa biết quy định của mạng xã hội đó.
C. Bạn gửi cho em địa chỉ web có nội dung không phù hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
A. Khi bị người khác nhắn tin đe dọa, xúc phạm, em sẽ chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ của người lớn như bố mẹ, thầy cô...
B. Khi cần đăng kí sử dụng một mạng xã hội mà chưa biết quy định của mạng xã hội đó, em sẽ lên mạng tìm hiểu hoặc hỏi bạn bè...
C. Khi bạn gửi cho em địa chỉ web có nội dung không phù hợp với lứa tuổi, em sẽ không mở ra xem và khuyên bạn không nên xem và chia sẻ những nội dung không phù hợp với lứa tuổi như vậy.
Luyện tập 2 trang 32 SGK Tin học 7
Tình huống nào sau đây là truy cập không hợp lệ?
A. Tại phòng thực hành Tin học, khi mở máy tính, Hoa thấy tài khoản email của một bạn khác đang mở (bạn này đã quên thoát khỏi hộp thư). Hoa đã thực hiện ngay thao tác thoát khỏi hộp thư của bạn đó.
B. Phong cho Mạnh mượn máy tính để sử dụng. Do Phong đặt chế độ ghi nhớ mật khẩu nên Mạnh đã truy cập, xem được thông tin trong tài khoản mạng xã hội của Phong mà không cần biết mật khẩu.
Phương pháp giải:
Truy cập không hợp lệ là:
- Truy cập vào một ứng dụng thông qua tài khoản của người khác, sử dụng thiết bị của người khác, kết nối vào mạng của người khác khi chưa được phép.
- Truy cập vào các nguồn thông tin không phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tình huống truy cập không hợp lệ:
B. Phong cho Mạnh mượn máy tính để sử dụng. Do Phong đặt chế độ ghi nhớ mật khẩu nên Mạnh đã truy cập, xem được thông tin trong tài khoản mạng xã hội của Phong mà không cần biết mật khẩu.
Luyện tập 3 trang 32 SGK Tin học 7
Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet?
A. Sự theo dõi, nhắc nhở của người thân.
B. Ý thức tự giác của bản thân.
C. Cài đặt phần mềm giới hạn thời gian sử dụng Internet.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự hiểu biết của bản thân em.
Lời giải chi tiết:
Theo em, yếu tố quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet là:
B. Ý thức tự giác của bản thân.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 32 SGK Tin học 7
Một người bạn mới được người thân tặng điện thoại thông minh. Em khuyên bạn như thế nào để phòng tránh nghiện Internet?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã được học và sự hiểu biết của bản thân để đưa ra lời khuyên cho bạn.
Lời giải chi tiết:
Em sẽ khuyên bạn:
- Tự mình xác định rõ mục đích, thời điểm và thời gian truy cập Internet một cách hợp lí, tự giác và nghiêm túc thực hiện;
- Chỉ truy cập Internet để phục vụ việc học tập, giải trí lành mạnh;
- Không để hình thành thói quen truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi, không có mục đích cụ thể, phụ thuộc vào Internet.
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời, giao lưu lành mạnh, trò chuyện với bạn bè, người thân...
Vận dụng 2 trang 32 SGK Tin học 7
Hãy cùng với bạn tìm hiểu một ví dụ thực tiễn về giao tiếp qua mạng dẫn đến hiểu lầm hay xung đột. Trao đổi với bạn để chỉ ra những người trong ví dụ đó đã thực hiện hành vi, ứng xử nào không phù hợp.
Phương pháp giải:
- Xung đột là sự bất đồng hoặc tranh cãi có thể nảy sinh trong nhiều hoàn cảnh và bối cảnh khác nhau.
- Giao tiếp qua mạng có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng cũng có thể mang đến tác hại cho chúng ta.
Lời giải chi tiết:
HS tự lấy ví dụ và trao đổi với nhau.
Ví dụ: Ngọc Trân bị người khác dùng tài khoản mạng xã hội mạo danh cô để lừa đảo tiền
Ngọc Trân đang là học sinh trung học phổ thông. Cô nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ nhan sắc nổi trội. Cách đây không lâu, cư dân mạng xôn xao chuyện có một tài khoản mạng xã hội giả danh Ngọc Trân để lừa đảo. Biết chuyện, Ngọc Trân này đã phải lên tiếng cảnh báo.
Cô nói: "Họ lấy hình ảnh của em lập tài khoản chơi đồng tiền ảo, rồi dụ dỗ biết bao nhiêu người tham gia, trong đó đa phần là các bạn trẻ. Nhiều người bị lừa tìm đến em đòi lí lẽ, em mới biết chuyện nên quyết định đăng bài viết để cảnh báo những người khác không gặp phải chuyện này. Họ lừa theo nhiều cách lắm.".
Thời gian ấy, Ngọc Trân bị rất nhiều người không quen biết trên mạng xã hội tìm tới tố cáo, khiến cuộc sống của cô bị ảnh hưởng.
=> Hành vi thể hiện sự ứng xử không phù hợp: bị người khác giả mạo tài khoản mạng xã hội để lừa đảo, làm cuộc sống của cô bị ảnh hưởng.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved