logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

2. Ôn tập phần tập làm văn

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Câu 1

Câu 1 (trang 165 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào?

Lời giải chi tiết:

- Văn bản cần có sự thống nhất để tập trung vào vấn đề chính khi triển khai văn bản.

- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở:

+ Nội dung: Tất cả đơn vị ngôn ngữ chỉ tập trung vào một chủ đề xác định

+ Hình thức: Các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ

Câu 2

Câu 2 (trang 166 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:- Em rất thích đọc sách...- ...Mùa hè thật hấp dẫn.Lời giải chi tiết:

- Đoạn 1:

      Em rất thích đọc sách. Đọc sách có tầm quan trọng như là con đường ngắn nhất quan trọng nhất của việc tích lũy nâng cao vốn tri thức của con người. Đọc sách là cái đích hướng đến của tất cả mọi người trong khát vọng chinh phục tri thức. Đọc sách giúp việc học tập của mình trở nên dễ dàng hơn, các tri thức được tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. Chính những điều đọc được ở mỗi cuốn sách sẽ bồi dưỡng giáo dục, nâng cao khiếu thẩm mĩ, giáo dục đạo đức, tình cảm của mỗi con người. Chắc chắn đọc sách sẽ giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Đối với tất cả mọi người đọc sách là rất cần thiết cho tương lai.

- Đoạn 2:

       Trong bốn mùa, mùa hạ là mùa rực rỡ và sôi động nhất. Mùa hè rạo rực với những tiếng ve sầu râm ran trong kẽ lá, hoa phượng vĩ nở rực một khoảng trời cũng là lúc báo hiệu hè đã sang. Một mùa hè tràn đầy sức sống và niềm vui. Những cô cậu học trò sau một năm học tập giờ không còn bận bịu với sách vở nữa. Chào đón mùa hè, người ta đón nhận sự bừng tỉnh đến mãnh liệt của cái nắng vàng gay gắt đi kèm với những âm thanh sôi động ồn ào. Mùa hè thật hấp dẫn.

Câu 3

Câu 3 (trang 167 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào những yêu cầu nào?

 Lời giải chi tiết

- Cần tóm tắt văn bản tự sự để lưu lại nội dung chính của văn bản và sử dụng trong những dịp cần thiết.

- Cách tóm tắt văn bản tự sự:

- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

- Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.

- Viết thành bản tóm tắt.

Câu 4

Câu 4 (trang 167 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng:

- Yếu tố miêu tả giúp văn bản giàu hình ảnh, trực quan sinh động hơn.

- Yếu tố biểu cảm khiến văn bản tự sự thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết.

Câu 5

Câu 5 (trang 168 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì?

Lời giải chi tiết:

- Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:

+ Không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.

+ Xác định mục đích chính là tự sự ( kể chuyện).

+ Yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ.

Câu 6

Câu 6 (trang 168 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu những văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

+ Giới thiệu về một phương pháp cách làm

+ Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

+ Giới thiệu một sản phẩm (đồ vật, con vật)

+ Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…

+ Giới thiệu một tác phẩm 

Câu 7

Câu 7 (trang 169 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy.

Lời giải chi tiết:

Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:

- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh

- Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

- Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

- Tìm bố cục thích hợp

Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:

- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

- Phương pháp liệt kê.

- Phương pháp nêu ví dụ.

- Phương pháp dùng số liệu.

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp phân loại, phân tích.

Câu 8

Câu 8 (trang 169 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về:

 - Một đồ dùng.

- Cách làm một sản phẩm nào đó

- Một di tích, danh lam thắng cảnh.

- Một loài động vật, thực vật.

- Một hiện tượng tự nhiên,...

Lời giải chi tiết:

Bố cục thường gặp nhất khi làm bài văn thuyết minh là bố cục bao gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh

- Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

- Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.Chú ý đọc kĩ các văn bản được phân tích trong các bài ở SGK.

Câu 9

Câu 9 (trang 171 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó.

Lời giải chi tiết:

- Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.

- Tính chất của luận điểm:

+ Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

+ Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.

+ Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Câu 10

Câu 10 (trang 172 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó.

Lời giải chi tiết:

Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.

+ Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

+ Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.

- Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.

Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:

+ Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

+ Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.

+ Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).

Câu 11

Câu 11 (trang 173 VBT Ngữ văn 8, tập 2)

Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

- Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.

- Xem lại sự giống và khác nhau của hai loại văn bản này ở bài "Luyện tập làm văn bản thông báo".

 

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved