logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.

Admin FQA

21/09/2023, 18:49

 

        Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đặc điểm nổi bật, là truyền thống trong quan niệm sống của ông cha ta. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng với với những câu tục ngữ, ca dao như: "Nhiễu điều phủ lấy giá gươg / Người trong một nước phải thương nhau cùng", "Lá lành đùm lá rách"... ông bà ta cũng có dạy thật cụ thể qua câu Thương người như thể thương thân. Đây là một lời khuyên chí tình chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.

        Câu tục ngữ là một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn, câu tục ngữ được tách thành hai vế, một bên là người đồng loại; một bên là bản thân bởi cách so sánh như thể. Như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương mọi người như thế; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cái mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.

        Thật vậy, là người sống trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó, khi họ gặp hoạn nạn khó khăn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

        Rộng hơn là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta tối lửa tắt đèn có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt xẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn lẽ nào ta lại ngoảnh mặt . Lúc này thái độ nhường cơm xẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt.

        Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm thương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi

Miếng khi đói bằng gói khi no

        Mang vật dụng chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “Thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

        Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn không ít người chỉ quan tâm đến bản thân không nghĩ đến người khác. Họ thờ ơ bàng quan trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Hạng người này thật đáng phê phán.

        Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn hơn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại.

       Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Nó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của cha ông là ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dưng một đất nước văn minh tiến bộ.

 

 
 
Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách Lao động tình thương, lẽ phải là vẻ đẹp tính cách của con người Việt Nam. Đặc biệt, tình thương là biểu hiện cao quý của đạo lí dân tộc. Kho làng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu:
Nghị luận Suy nghĩ về Bác Hồ Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh : vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới .
Đất nước Việt Nam ta có một nỗi đau mang tên màu da cam. Để góp phần giảm bớt nỗi đau do di họa của chất độc này, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân. Hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó Cả nước đã và đang hưởng ứng phong trào lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam. Những phong trào đó thể hiện tinh thần tương thân tương ái - một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta.
Suy nghĩ của anh chị về câu chuyện Hoa hồng tặng mẹ. Lòng hiếu thảo, tình yêu với mẹ không được đo bằng giá trị món quà trao tặng mà đo bằng cách trao tặng và thái độ trao tặng.
Suy nghĩ của bạn sau khi đọc câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến. Ngọn nến ban đầu cũng thấy vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tắt phụt đi. Đó là thói ích ki của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved