logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Hãy chỉ ra quan niệm khác nhau của Trương Ba và Đế Thích

Admin FQA

20/09/2023, 21:01

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Dàn ý

GỢI Ý

- Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

+ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn...

+ Sống nhờ vào đồ đạc của cải của người khác đã là chuyện không nên đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết.

-  Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua lời thoại này.

+ Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi, con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đổ lỗi cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

+ Thứ hai, sống thực sự cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảm trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình thấm thìa nỗi đau khổ ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

 

Bài mẫu

      Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại, là người có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dần chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ, được tác giả hoàn thành năm 1984, công diễn lần đầu năm 1987. Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo và chữa đựng những vấn đề triết lí nhân sinh. Qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, Lưu Quang Vũ đã làm rõ khát vọng được sống là chính mình của Hồn Trương Ba

      Sự đối nghịch giữa các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm ngày càng được biểu hiện chi tiết, cuộc đối thoại giữa các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đã biểu hiện chi tiết những điều đó. Sự khác nhau đến rõ nét đã biểu hiện chi tiết những điều đó, Trương Ba thấy hiểu được giá trị to lớn, khao khát được quay trở về xác thịt của mình: “Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”, “Là tôi trọn vẹn”, ông thấu hiểu được mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn của mình, sự dằng xé giữa thể xác và tâm hồn của ông đã làm cho ông đau khổ, dằn vặt, ông muốn quay trở về đúng xác thịt của mình, sống cuộc đời của mình, ông thấu hiểu được giá trị của cuộc sống mà mình đang trải qua.

      Điều ước mà Trương Ba đang mong muốn dù nhỏ bé nhưng cũng không phải dễ dàng, Trương ba dường như đang truyền tải được triết lý mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm của mình, ông thể hiện được những khao khát, mong muốn ước vọng của mình với thân xác, ông khao khát  quay trở về là chính mình.

      Ông dám nhận toàn bộ trách nhiệm về mình, không muốn sống nhờ, không muốn sống cuộc sống trên thân thể của người khác, qua trích đoạn này, tác giả muốn khẳng định khao khát mà tác giả đang thể hiện, mong ước được trở thành chính mình, khao khát nhận được những gì của mình, chấp nhận hiện thực, miễn sao không phải sống trên thân thể của người khác là được.

      Ai cũng khao khát được sống, nhưng sống là chính mình là cuộc sống đáng quý nhất, chính vì thế ông muốn “là tôi trọn vẹn”, sống cuộc đời của mình, trên thân xác của mình, chịu trách nhiệm trước hành động của mình.

      Hồn Trương Ba khao khát muốn quay trở về cuộc sống của mình, khi được cho một phép thử nhập vào xác của cu tỵ, thì hình hài và tâm hồn dường như đang thể hiện sâu sắc những mâu thuẫn, cạnh tranh giữa tâm hồn, với tâm hồn của người 60 tuổi, khi nhập vào em bé 10 tuổi, điều này, sự mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

      Những mâu thuẫn đó thể hiện sâu sắc qua từng chi tiết, hành động của nhân vật, ông không chấp nhận cuộc sống này, cuộc sống đó vốn dĩ có nhiều mâu thuẫn, nhưng sống sang thân thể người khác là điều cực kì khó hơn, ông không thể chấp nhận được, lựa chọn của Trương Ba lúc này là muốn quay trở lại là chính mình, ông không muốn sống lương nhờ vào người khác, không muốn sống trên thân thể của người khác. Đó là sự đấu tranh rất lớn khi ông đang dần phải đối mặt với những mâu thuẫn gây gắt của thể xác và tâm hồn xuất hiện trong tác phẩm.

      Sự mâu thuẫn giữa hai con người làm cho mâu thuẫn của tác phẩm ngày càng nâng cao, Đế thích quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi chọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác, lẫn tinh thần.

      Con người tồn tại gồm phần con và phần người. Phần con thuộc về bản năng. Phần người thuộc về nhân cách, sự cao thượng đẹp đẽ của tâm hồn. Phần con và phần người đã tạo ra con người đúng nghĩa. Ở đây hai hình tượng hồn và xác cũng là ẩn dụ cho phần con và phần người. Một bên đại diện cho những gì đẹp đẽ, thanh cao; một bên đại diện cho sự thô tục, thô phàm. Tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

      Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hoà giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn.

      Vẻ đẹp tâm hồn là thước đo to lớn giúp cho họ thoát khỏi những thứ dung tục, những ham muốn đời thường của con người. Được sống là quan trọng nhưng sống là chính mình còn quan trọng hơn, chính vì vậy, Lưu Quang Vũ đã thể hiện và hản ánh được giá trị hiện thực của xã hội qua những tình huống truyện độc đáo, qua những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện trong tác phẩm. Cuối cùng thì ông cũng muốn truyền tải thông điệp: "Dù cuộc sống có khó khăn, trắc trở bạn hãy giữ vững khát vọng được sống là chính mình".

Nguồn: Sưu tầm

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Cảm nghĩ của anh (chị) sau khi đọc đoạn trích hồn Trương Ba da hàng thịt Không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng. Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bây giờ.
Phân tích và nêu cảm nghĩ về trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Nhiều thập kỉ đã trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong vị thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Phân tích đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX.
Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện.
Triết lý sống trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt Từ sự so sánh về quan điểm triết lý giữa truyện cổ dân gian “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” và vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ, bài viết đã nêu lên những nét mới, rất có ý nghĩa trong tác phẩm của nhà soạn kịch nổi tiếng này.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved