logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Hồ Chủ tịch đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó . Em hãy bình luận lời dạy đó.

Admin FQA

21/09/2023, 18:27

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Dàn ý

I. Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- Trích dẫn câu nói của Bác Hồ. 

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đức là hành xử của con người với con người thể hiện sự lịch sự, tôn trọng lễ phép. Biểu hiện: trên kính dưới nhường, tốt bụng, thật thà, khiêm tốn dũng cảm... 

- Tài là năng lực của con người về các hoạt động trong công việc và trong đời sống. Biểu hiện: năng lực học, trình độ ngoại ngữ tin học, năng khiếu về âm nhạc hội họa, sáng tạo ra các thiết bị...

- Nội dung: Câu nói bàn luận mối quan hệ giữa tài và đức.

2. Bàn luận

a. Lý giải vế một: Có tài mà không có đức là người vô dụng.

- Người có tài mà không có đức sẽ không được trọng dụng, yêu quý.

- Dẫn chứng: Một bạn học sinh học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn bè tiến bộ là người ích kỉ. Một người có tài nhưng muốn nghĩ trò hãm hại người khác để lấy phần lợi về mình sẽ không được mọi người tin tưởng. Một người giàu có nhưng nghèo khó về tình người sẽ không được hạnh phúc, bị mọi người xa lánh. Một công dân có hiểu biết có tài năng thiên bẩm nhưng không góp phần làm đất nước giàu đẹp là một người thiếu trách nhiệm. Ích kỉ, không được tin tưởng, bị xa lánh, thiếu tinh thần trách nhiệm, vậy có tài cũng trở nên vô ích. Tài năng không đi đôi với đạo đức thì cũng "cháy rụi" theo thời gian.

- Người có tài không có đức ắt sẽ gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ bản thân mà còn đến cộng đồng.

- Những người con giỏi giang nhưng lại bội bạc với cha mẹ đã để lại trong lòng những nỗi đau, đó là sự suy đồi về mặt đạo đức, đáng tiếc ta lại không khó trong cuộc sống này. Người dân bao phen dạy sóng trước sự vô tâm của doanh nghiệp khi họ xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Nguồn nước bị ô nhiễm sinh vật khó sống, những làng ung thư xuất hiện nhiều vô kể. Họ đang tự đầu độc con cháu họ, đất nước họ. Những cuộc chiến tranh của những vũ khí tối tân của những kẻ độc tài máu lạnh đã bao lần đưa trái đất đến bên bờ diệt chủng. 

b. Lý giải vế hai: Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó

- Có đức mà không có tài con người gặp nhiều khó khăn trong giải quyết mọi việc.

- Vẫn biết đạo đức là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất "Tiên học lễ, hậu học văn". Tuy nhiên nếu chỉ có đức không có tài thì mọi thứ sẽ trở nên khó khăn

- Một đứa con làm tròn chữ hiếu không thể chỉ có lễ phép với bố mẹ mà không biết làm việc mà ăn bám. Các nhà tuyển dụng không thể tuyển một nhân viên có đức hạnh nhưng tay chân không thạo việc, lúng túng, ngơ ngác, chẳng biết làm gì. Bản chất của cuộc sống là lao động. 

c. Về cả hai vế

"Có tài mà không có đức là người vô dụng" nhưng "có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó". Rõ ràng ở đây ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa "tài" và "đức", nó không thể tách biệt. Để trở thành một công dân tốt không chỉ có đạo đức mà còn tài năng và ngược lại.

d. Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.

3. Mở rộng

- Phê phán những người có tài mà không có đức, có đức mà không có tài. 

- Liên hệ với bản thân.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề. Rút ra bài học.

Bài mẫu

        Bác Hồ, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Bác đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

       Lời dạy của Bác đã khắc sâu trong tâm hồn, trí tuệ thế hệ trẻ, được lưu lại mãi với thời gian. Cho đến bây giờ lời dạy của Bác vẫn vang vọng trong tâm hồn mọi người. Muốn hiểu rõ ý nghĩa lời dạy của Bác, trước hết ta phải hiểu khái niệm “đức” và “tài”. Theo em, nói về "tài" là nói về trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực. “Tài” là khá năng hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao, giải quyết tốt mọi khó khăn xảy ra và luôn sáng tạo trong việc làm. “Đức” là đạo đức, là tinh thần hết lòng phục vụ nhân dân, là cần, kiệm, liêm, chính, dũng cảm khắc phục khó khăn, chịu đựng mọi gian khổ và luôn luôn sống với phương châm: “Mỗi người vì mọi người”.

      Từ khái niệm “tài” và “đức”, từ yêu cầu của cuộc sống, Bác đã đưa ra kết luận: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Một con người có tài mà không có đức thì con người đó không có ích cho cuộc sống. Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, em đều thấy lời dạy của Bác hoàn toàn đúng, nó thể hiện cách đánh giá giá trị của con người. Có tài, có hiểu biết, có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân, làm đẹp giàu cho đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô dụng mà thôi. Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không những chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ớ đây không đáng được trân trọng nữa.

        Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức. Song, người có tài chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không mang sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tạo ra của cái cho đất nước, thì những con người đó đều là vô ích, cái tài của họ đáng bỏ đi... Thực tiễn cho thấy con người có tài năng càng cao mà không có đạo đức thì tác hại của nó thật to lớn. Một người có tài, trong khi đất nước đang gặp khó khăn, đang cần họ mà họ lại chỉ lo cho cá nhân thì họ không những đã không góp phần làm đẹp cho đất nước mà có khi còn mang lại những thiệt hại to lớn cho đất nước. Bác nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng" thật không sai chút nào!

        Trong thực tế, từ xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người. Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất. Mất đạo đức, con người khác nào loài vật! Song, không có tài năng thì con người làm việc cũng rất khó khăn, chật vật. Tài năng giúp cho chúng ta hoàn thành tốt mọi công việc. Có đức, muốn phục vụ tốt cho đất nước nhưng tài năng không có thì họ không đạt được những ý muốn cúa mình. Nhiều khi vì không có tài năng, họ đã làm hỏng việc mà làm hại đến cả sự nghiệp chung. Một người cán bộ quản lí hợp tác xã có tinh thần, ý chí và trách nhiệm cao nhưng tài năng kém sẽ làm cho công việc lúng túng, sai sót và vất vả... Trong một nhà máy, người lãnh đạo sống mẫu mực nhưng không có tài thì nhà máy sẽ làm ăn thua lỗ và dẫn đến bờ vực phá sản. Quả thật, ngoài đạo đức, tài năng cũng là một vấn đề rất cần thiết. nó phục vụ cho chính cuộc sống của chúng ta. Vì vậy “tài” luôn luôn đi đôi với “đức”, một người có đức chưa đủ mà còn có cả tài năng và khi chúng ta rèn luyện thì phải rèn luyện cả “đức” lẫn “tài”.

        Rõ ràng “đức” và “tài” là hai mặt không thể thiếu nhau đươc trong phẩm chất cùa con người lao động kiểu mới. Hai nhân vật này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên phẩm chất của con người phát triển toàn diện. Từ xưa, các cụ già thường nói: “Tiên học lễ” trước tiên đối với con người phải là vấn đề đạo đức. vấn đề đó là gốc là yếu tố quyết định, “tài” là biểu hiện cụ thể của “đức”, không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm.

        Vì vậy, “tài” và “đức” phải hài hòa trong phẩm chất của con người lao động kiểu mới, giúp họ làm giàu đẹp cho quê hương và đất nước. Anh Hồ Giáo là một hình ảnh điển hình. Anh tận tụy say mê công việc, đem hết tài năng, sức lực của mình vào công việc lai tạo giống bò cho đất nước. Đó là hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đã chọn cho mình cuộc sống cống hiến thầm lặng cho đất nước mặc dù phải xa cuộc sống của con người đô thị, chịu cái giá rét, cô đơn trên ngọn núi cao hai nghìn sáu trăm mét. Với lòng say mê nghề nghiệp, anh đem từng hiểu biết, những kinh nghiệm áp dụng vào việc làm, góp phần không nhỏ vào công cuộc chiến đấu bảo vệ đồng quê xanh tươi của Tổ quốc... Đó cũng chính là hình ảnh cô kĩ sư trẻ đã dám rời bỏ cuộc sống,ư thành thị, dám vứt bỏ mối tình đầu mà cô cho là nhạt nhẽo để đến với vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, đem hết tài năng và sức lực để phục vụ nhân dân và đất nước... Họ là những hình ảnh con người lao động kiểu mới có tài và có đức. Những hình ảnh trên một lần nữa khẳng định được tính đúng đắn trong lời dạy của Bác: Những con người có tài, có đức đều là những con người có ích cho đất nước và cho xã hội. Hình ảnh những con người đó đáng kính trọng và đáng mến biết bao.

        Bác Hồ là một tấm gương sáng về tài và đức. Với lời dạy trên, Bác muốn nói với thế hệ trẻ rằng: Con người có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện cả về tài và đức. Một nhân cách toàn diện, cao đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và phẩm chất đạo đức... Lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta... Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mỗi người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức để trở thành một con người toàn diện.

        Tuy giờ đây Bác Hồ đã đi xa nhưng lời dạy của Bác về tài và đức vẫn vang vọng cho đến tận bây giờ và ngàn đời sau: tài, đức phải được kết hợp hài hòa để tạo nên nhân cách con người mới. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, em thấy mình phải ra sức trau dồi, rèn luyện cả đức lẫn tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước, cho cuộc sông.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trong ngành Giáo dục đang phát động phong trào Bệnh thành tích trong giáo dục là việc chạy theo những danh hiệu mà cố tình vi phạm những quy định về kiểm tra, đánh giá tạo ra thành tích ảo, không đúng với thực chất và làm cản trở sự phát triển của giáo dục.
Đất nước Việt Nam ta có một nỗi đau mang tên màu da cam. Để góp phần giảm bớt nỗi đau do di họa của chất độc này, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân. Hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó Cả nước đã và đang hưởng ứng phong trào lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam. Những phong trào đó thể hiện tinh thần tương thân tương ái - một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta.
Suy nghĩ của anh chị về câu chuyện nguồn gốc viên sỏi, từ đó thấy được ý trí vươn lên trong khó khăn hoàn thiện bản thân của viên sỏi. Hành trình của hòn sỏi: từ tảng đá gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập đã trở thành hòn sỏi láng mịn. Hay đó chính là chuyến hành trình của con người trong cuộc sống.
Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người.
Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân. Như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương mọi người như thế; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cái mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved