Admin FQA
30/12/2022, 13:15
Hệ mạch gồm: Động mạch chủ → Động mạch nhánh → Tiểu động mạch chủ → Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Tĩnh mạch nhánh → Tĩnh mạch chủ
Động mạch: thành mạch dày (nhiều cơ và mô liên kết → Tính đàn hồi cao → chịu được áp lực lớn có khả năng co giãn để điều chỉnh dòng máu→ giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch)
Mao mạch: thành rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô → dễ dàng thực hiện quá trình trao đỏi chất với các tế bào.
Tĩnh mạch: Thành mạch rộng, lòng mạch rộng hơn thành động mạch, có van tổ chim để cho máu di chuyển một chiều trở về tim, không di chuyển theo chiều ngược lại
Hình 1: Cấu trúc hệ mạch
II. HUYẾT ÁP
Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).
Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch.
Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng
Khi tim đập chậm và yếu → huyết áp giảm
Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch)
III. VẬN TỐC MÁU
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.
Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch)
Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch → đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết
Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Hình 2. Biến động của vận tốc máu, huyết áp, tổng tiết diện trong hệ mạch
Sơ đồ tư duy Tuần hoàn máu (tiếp theo):
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved