logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch KHTN 6 Cánh Diều

Admin FQA

27/09/2023, 23:00

Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

I. Hỗn hợp, chất tinh khiết

1. Hỗn hợp

- Khái niệm: Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là một chất thành phần

VD: nước đường, bột canh, nước muối sinh lí

- Trong hỗn hợp, các chất thành phần vẫn giữ nguyên tính chất của nó

2. Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

Hỗn hợp đồng nhất là không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần

VD: hình 10.2 hỗn hợp nước muối

Hỗn hợp không đồng nhất là xuất hiện ranh giới giữa các thành phần

VD: hình 10.3 hỗn hợp dầu ăn và nước

3. Chất tinh khiết

- Khái niệm: Chất tinh khiết là không lẫn chất nào khác

VD: nước cất (nước tinh khiết), bình khí oxygen…

II. Huyền phù, nhũ tương

- Huyền phù: là các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

VD: nước phù sa, nước cam…

- Nhũ tương: là chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác

VD: nước sốt, hỗn hợp dầu ăn và nước, mĩ phẩm…

III. Dung dịch

- Khái niệm: Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau

- Dung môi là chất có lượng (chiếm phần) nhiều hơn

VD: Hòa tan muối ăn vào trong nước ta được dung dịch muối ăn. Trong đó

  + Muối là chất tan

  + Nước là dung môi hòa tan muối

  + Nước muối là dung dịch

- Nhiều chất lỏng khác như acetone, athanol… được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm

IV. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

1. Chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước

- Trong thực thế có những chất rắn tan được trong nước và có những chất rắn không tan trong nước

VD:

+ Chất rắn tan trong nước: muối ăn, đường ăn, viên C sủi…

+ Chất rắn không tan trong nước: sắt, nhôm, đồng…

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

- Lượng các chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước

+ Nhiệt độ càng cao, lượng chất rắn hòa tan càng nhiều

+ Nước (dung môi) càng nhiều, lượng chất rắn hòa tan càng cao

- Để chất rắn dễ hòa tan hoặc hòa tan nhanh hơn thì nên khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn

 Sơ đồ tư duy: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trả lời thực hành trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều Mô tả đặc điểm của hỗn hợp tạo thành khi thực hiện thí nghiệm: Cho một thìa nhỏ muối ăn vào cốc chứa 20 ml nước, khuấy nhẹ.
Trả lời luyện tập 1 trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều Nước đường có phải là một dung dịch không? Nếu có, hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong dung dịch này.
Trả lời tìm hiểu thêm trang 58 SGK KHTN 6 Cánh diều Ở điều kiện thường, carbon dioxide là chất khí, tan rất ít trong nước. Khi bị nén lại, nó tan trong nước nhiều hơn. Vì sao khi mở chai nước giải khát lại có nhiều bọt khí (carbon dioxide) thoát ra?
Trả lời thực hành 2 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều Tiến hành hai thí nghiệm sau để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường ăn hòa tan trong nước. - Thí nghiệm 1: Cho từ từ lượng đường nhỏ vào hai cốc: cốc 1 chứa 10 ml nước ở nhiệt độ thường, cốc 2 chứa 10ml nước ấm, khuấy đều để đường tan hoàn toàn ở mỗi cốc. Tiếp tục cho thêm đường vào hai cốc cho đến khi đường không thể hòa tan trong dung dịch. - Thí nghiệm 2: Tiếp tục thêm 5ml nước vào cốc 1, khuấy nhẹ. Quan sát lượng đường còn lại ở cốc 1 trước và sau khi thêm nước.
Trả lời vận dụng 2 trang 59 SGK KHTN 6 Cánh diều Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, em sẽ sử dụng nước nóng, nước ở nhiệt độ phòng hay nước lạnh? Vì sao?
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved