logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn

Admin FQA

16/09/2023, 16:01

Đề bài

Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn

Lời giải chi tiết

Dàn bài

I. Mở bài

- Nhân loại như một con người sống mãi và càng ngày càng mở rộng tri thức, nhất là tri thức khoa học, đời sống. Khoa học đã giúp cho loài người đến trình độ văn minh như ngày nay. Đó là điều khẳng định.

- Nhưng ngay từ thế kỉ XVI, một nhà văn, nhà tư tưởng nhân văn nghĩa đã lên tiếng cảnh giác:" Khoa học mà không có lương tâm chi là sự tàn rụi của tâm hồn" (Rabelais)

- Ta hãy bình luận câu nói trên.

II. Thân Bài

1. Giải thích

a) Khoa học ở thế kỉ XVI có nghĩa là tri thức thuộc mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn chương, triết học. Người học nhiều, biết rộng mà không có lương tâm hướng dẫn tư tưởng, hành động sẽ sa dần đến chỗ băng hoại tâm hồn.

b) Khoa học (thực nghiệm) ngày nay là môn học có hệ thống nhằm khám phá ra những định luật, giải thích các hiện tượng, sự vật, là cơ sở của những sáng chế kĩ thuật.

c) Đạo đức là nền gốc của khoa học vì đạo đức hướng những phát minh học vào mục đích tốt đẹp, phục vụ đời sống con người. Nếu không có ý nghĩa đạo đức soi rọi, khoa học sẽ trở thành phương tiện thoả mãn những tham  vọng ích kỉ, đen tối của một số người và cuối cùng có thể đẩy nhân loại đến chỗ tàn rụi, diệt vong.

2. Bình

a) Nêu hiểu theo nghĩa thứ nhất, giá trị câu nói của Rabelais được khẳng định

Những kẻ có học thức mà thiếu ý thức đạo đức trưởng thành trở nên kiêu ngạo ích kỉ, tham lam, hành động sai lệch, đưa đến sự sa đọa về tinh thần. Họ có thể sử dụng học thức của mình để thoả mãn những dục vọng thấp hèn.

Trần Ích Tắc trong vương tộc nhà Trần, học cao hiểu rộng, nhưng phản bội đất nước, phản lại dòng họ chỉ vì tham lam ngôi vị An Nam quốc vương mà giặc hứa sẽ ban cho.

b) Nếu hiểu theo nghĩa thứ hai, câu nói càng có giá trị.

Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, sẽ dần dần giải phóng sức lao động của con người. Nhưng một số chủ nhân của các tư bản lợi dụng kĩ thuật, cơ khí để bóc lột sức lao động của công nhân một cách tinh vi. Trong một số nhà máy, thợ thuyền biến thành một loại máy móc khô cằn trong dây chuyền sản xuất.

Ngồi giữa máy móc, lúc nào cũng tính toán lợi nhuận, con người ngày càng trở nên ích kỉ, thậm chí khô cạn lòng nhân ái vốn là một nhân tố chủ yếu của đạo đức con người.

Từ giữa thế kỉ XX, những phát minh về nguyên tử, hạt nhân, thay vì nâng cao đời sống vật chất cho loài người, lại dẫn đến việc chế tạo những loại vũ khí giết người hàng loạt. Thật đúng như lời cảnh cáo của Rabelais: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn".

3. Luận

a)  Nhân loại cũng đã nhận rõ những hiểm họa của khoa học không có lương tâm. Cho nên, trước tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, nhất là việc ứng dụng khoa học vào lĩnh vực chiến tranh, các nhà tư tưởng, những đoàn thể yêu chuộng hòa bình, những tổ chức quốc tế đấu tranh bảo vệ con người trên hành tinh của chúng ta đã kêu gọi lương tâm con người, nhất là các trung tâm quyền lực hãy cố gắng ngăn chặn sự phát triển khoa học theo hướng xấu Gandhi - nhà tư tưởng lớn - đã từng kêu gọi nhân loại hãy đấu tranh vì hoà bình của chính loài người.

b)   Con người đang dần dần chinh phục thiên nhiên. Ngày nay, những phi thuyền không gian đổ bộ lên mặt trăng, sao hoả và những hành tinh khác để tìm cách làm chủ vũ trụ, toàn là nhờ ở khoa học . Nhưng điều quan trọng nhất là con người phải luôn luôn soi sáng tâm hồn mình, đừng sử dụng khoa học như một công cụ giúp nhân loại thoát khỏi nạn nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh. Khoa học có lương tâm được phát triển không ngừng sẽ giúp con người đạt tới một cuộc sống tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần.

III. Kết bài

Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận sự tiến bộ không ngừng của tri thức con người, nhất là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học từ mấy thế kỉ này. Nhưng trong lĩnh vực đạo đức con người dường như giẫm chân một chỗ, tiến về trí mà không tiến về tâm.

Cần khắc phục sự mất quân bình này để khoa học luôn luôn là một nhất quan trọng cho sự phát triển nền văn minh vật chất lẫn tinh thần của nhân loại.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần,nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất - Ngữ Văn 12 Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất. Suy nghĩa của anh (chị) về ý kiến trên.
Hạnh phúc nằm trong bản lĩnh sống Con người khác con vật ở chỗ nó dự phần quyết định vào việc tạo dựng nên nhân cách của nó.
Bình luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”. Trinh bày ý kiến về câu ngạn ngữ Hi Lạp:"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào"
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Ngữ Văn 12 Mỗi người phải có nghề để tự nuôi sống bản thân. Đối với nghề mà đã chọn thì phải như thế nào?
Nghị luận xã hội: Vấn đề lý tưởng sống của thanh niên - Ngữ Văn 12 Ai đã từng biết đến ” thép đã tôi thế đấy ” của văn học Nga hẳn không thể quên câu nói chân thành của chàng trai Paven : ” tôi muốn cống hiến cho cách mạng đến tế bào sống của đời mình”.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved