logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Vận chuyển các chất trong cây

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

 

 

Vận chuyển các chất trong cây

I. Dòng mạch gỗ

Dòng mạch gỗ (Xilem - dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

Cấu tạo mạch gỗ

Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.

Đặc điểm cấu tạo:

+ Tế bào không có màng và bào quan tạo nên các tế bào rỗng → làm cho lực cản dòng chất thấp.

+ Vách thứ cấp được linhin hóa bền vững chắc và chịu nước → giúp chịu được áp suất nước.

+ Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ → giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào

Thành phần dịch mạch gỗ

Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (a. amin, amit, vitamin …)

Động lực đẩy dòng mạch gỗ

Là sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút (do thoát hơi nước ở lá) và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám với thành mạch gỗ

II. Dòng mạch rây

Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả …

Cấu tạo của mạch rây

Mạch rây gồm các tế bào sống là tế bào ống rây và tế bào kèm.

Thành phần của dịch mạch rây

Chủ yếu là đường saccarozơ, các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.

Động lực của dòng mạch rây

+ Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)

+ Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.

 

III. Mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

Sơ đồ tư duy Vận chuyển các chất trong cây:

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Dòng mạch gỗ Cấu tạo mạch gỗ, thành phần và động lực đẩy của dòng mạch gỗ
Dòng mạch rây Cấu tạo mạch rây, thành phần, động lực đẩy của dòng mạch rây
Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt (hình 2.4). Giải thích nguyên nhân của sự ứ giọt. Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt (hình 2.4). Giải thích nguyên nhân của sự ứ giọt.
Bài 2 trang 14 SGK Sinh học 11 Bài 2 trang 14 SGK Sinh học 11
Bài 4 trang 14 SGK Sinh học 11 Bài 4 trang 14 SGK Sinh học 11
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved