Admin FQA
30/12/2022, 13:18
Mục 1
Mục 2
2. Diễn biến phong trào dân chủ 1936 - 1939
a) Phong trào đấu tranh chính trị:
- Phong trào Đông Dương đại hội (1936): vận động thành lập ủy ban trù bị Đông Dương đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
- Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và Toàn quyền Đông Dương (1936), nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đã diễn ra sôi nổi.
- Các phong trào đấu tranh công khai của quần chúng diễn ra mạnh mẽ nhất là ở thành phố lớn, khu mỏ và đồn điền cao su trong Nam ngoài Bắc. Tiêu biểu:
+ Cuộc Tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai (11/1936).
+ Cuộc bãi công của công ty xe lửa Trường Thi (Vinh, 7/1937).
+ Cuộc mít tinh của 2,5 vạn người ở khu Đấu xảo (Hà Nội),...
Cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo (Hà Nội)
b) Phong trào đấu tranh báo chí:
- Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Dân chủ Đông Dương, các đoàn thể ra đời (Tiền phong, Dân chúng, Bạn dân, Nhành lúa,...).
- Một số sách chính trị phổ thông được lưu hành rộng rãi, đặc biệt cuốn “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình.
c) Phong trào đấu tranh nghị trường:
- Đây là hình thức đấu tranh mới mẻ, Đẩng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã cử người tranh cử vào một số cơ quan: Viện dân chủ Bắc Kì, Trung Kì, Hội đồng quản hạt Nam Kì,...
- Từ cuối năm 1938 phong trào thu hẹp và đến 9 - 1939 thì chấm dứt.
ND chính
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved