logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Một nốt trầm xao xuyến... đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn chương cách mạng miền Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông sinh ra, sống, chiến đấu gắn bó với miền Thừa Thiên - Huế. Thơ của ông là tiếng lòng của đồng bào Trị Thiên
- Huế lúc cất lên tiếng thét căm hờn tố cáo tội ác giết người của giặc, lúc thủ thỉ khúc tâm tình của đồng bào, chiến sĩ, lúc tha thiết một niềm kính yêu Bác Hồ. Những hài Mồ anh hoa nở, Núi vẫn nhớ người vẫn thương, Cháu nhớ Bác Hồ, A Vầu không chết của ông được nhiều người tìm đọc với bao xúc động, mến thương. Thời gian này thơ Thanh Hải đã được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.
Sau khi thống nhất đất nước, ông tham gia lãnh đạo Hội văn nghệ Bình - Trị - Thiên song không ngừng sáng tác. Bài Mùa xuân nho nhỏ và một số hài thơ khác của ông đã được dư luận đánh giá là tác phẩm hay, phản ánh tâm hồn lạc quan, cái nhìn tươi trẻ của người Việt Nam trong giai đoạn xây dựng đất nước.
Bài Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết vào tháng 11-1980. Lúc đó đất nước đang có những khó khăn: chiến tranh biên giới, nền kinh tế chưa ra khỏi chính sách bao cấp, song công cuộc kiến thiết vẫn rộn ràng khắp nơi. Bài thơ đã phản ánh được tâm trạng của nhân dân ta: vui phóng khoáng, bay bổng nhưng không phải không còn những trăn trở. Vì lẽ đó bài thơ đã mau chóng được bạn đọc yêu mến, được phổ nhạc và bài hát lập tức được nhiều người Ưa thích.
Bài Mùa xuân nho nhỏ giàu nhạc điệu. Có lẽ chính thể thơ năm chữ cùng với cách gieo vần đầy biến hóa tạo cho bài thơ một Ưu thế diễn tả niềm vui có phần nhí nhảnh yêu đời của “mùa xuân nho nhỏ" kia. Cái nhạc điệu của ngôn từ lại được nâng lên bởi chất nhạc, chất ih(J của những hình tượng đẹp trong bài. Hãy đọc lại khổ thơ đầu để có thể thấy hết sự hòa quyện giữa nhạc và thơ trong từng chữ, từng dòng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
Hót chi mù vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Trong khổ thơ này có chim và hoa, chim hót vang trời, hoa tím biếc; có trời và sống, trời rộng và sông xanh. Cảnh gợi một không gian phóng khoáng, hay bổng nhưng lại đằm thắm, dịu dàng, tươi mát, một không gian rất Huế. Không gian ấy càng đậm chất Huế hơn nhờ cách dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc biệt Huế. Một từ “ơi!" đặt đầu câu thơ, một từ “chi” đi liền sau động từ “hót” đã đưa thẳng cách nói dịu ngọt, êm ái, thân thương của người Huế vào nhạc điộu của khổ thơ để gợi thương, gợi nhớ. cả khổ thơ dần tới một hình ảnh đẹp:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.
Tiếng chim hót giữa trời xanh tưởng như vô hình nay lại được hình ảnh hóa thành “từng giọt long lanh rơi” là một sáng tạo rất gợi cảm của nhà thđ. Một động tác “hứng” đủ diễn tả sự trân trọng của thi nhân đối với vẻ đẹp, chất nhạc của trời với sông, của chim với hoa, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của tâm hồn thi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời.
Chất nhạc, chất thơ của bài Mùa xuân nho nhỏ được cất lên lừ chính cuộc sống vốn “vất vả và gian lao” đang hối hả “đi lên phía trước" của cả một đất nước mang đầy thương tích của hai cuộc chiến tranh và cũng đang phải đối phó với giặc ngoài nhưng vẫn hăm hở dựng xây cơ đồ của mình.
Một đặc sắc khác của bài thơ là sự diễn tả nhân vật trữ tình một cách thoải mái, dung dị và luôn biến đổi. Nhân vật ấy, lúc đầu xuất hiện trong tư thế một thi nhân đang hòa mình vào thiên nhiên. Tiếng “tôi” thốt ra từ thi nhân thật thân thiết, dịu nhẹ, khiêm nhường biết bao:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Cùng với sự vận động của tứ thơ, cách biểu hiện của nhân vật trữ tình cũng thay đổi. Chuyển từ cảnh mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên sang cảnh mùa xuân của cuộc sống cách mạng, của nhân dân, của đất nước:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Nhân vật trữ tình trở thành:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca 

Một nốt trầm xao xuyến.
Ở đây, “ta” là nhà thơ và cũng là tất cả mọi người. Sự chuyển đổi của nhân vật trữ tình không có sự gượng gạo, giả dối. Đọc khổ thơ, chúng ta vẫn thấy một cách diễn đạt hào hứng, sảng khoái và lự nhiên, không gợi chút lên gân. Ta làm con chim, làm một cành hoa, làm một nốt trầm, ta trở thành người mang lại niềm vui cho cuộc đời một cách khiêm tốn, đáng yêu.
ở hai khổ thơ cuối, mùa xuân được chuyển thành mùa xuân của lí tưởng, của tiếng lòng cao cả. Đây là tiếng hát của con người muốn cống hiến sức mình cho cuộc sống cách mạng, cho đất nước không biết đến tuổi tác, coi đó là niềm vui và lẽ sống. Nhân vật trữ tình lúc này không còn là “tôi" hay “ta” nữa, bỗng biến thành:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Cái công việc “lặng lẽ dâng cho đời" dù ở lứa tuổi nào đâu có còn là của riêng ai. Nó là khát vọng sống của cả một thời đại. của tôi, của bạn, của cả thế hệ chúng ta. Chính sự chuyển đổi như vậy của nhân vật trữ tình đã làm cho hai khổ thơ cuối tuy vẫn được diễn tả bằng giọng thơ nhỏ nhẹ nhưng lại mang sức khái quát lớn, có ý nghĩa triết lí.
Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay vì đã nói được những tình cảm lớn, những xúc động lớn của chính tác giả và của cả một thời đại.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải_bài 1 Cũng như mùa thu, mùa xuân cũng là chủ đề cho nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của biết bao thi sĩ xưa và nay để họ tạo nên chất ngọt của muôn ngàn vầng thơ kì diệu khác nhau.
Cảm nhận khi đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay vì đã nói được những tình cảm lớn, những xúc động lớn của chính tác giả và của cả một thời đại.
Cảm nghĩ về bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ’ của Thanh Hải Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ ” được Thanh Hải sáng tác năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ là tiếng lòng thiết tha, yêu mến và gắn bó với đất nước ,với cuộc đời và thể hiện chân thành một ước nguyện hiến dâng.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ . Thơ là cái đẹp muôn đời, cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người. Có lẽ mùa xuân là thời gian hội tụ bao vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam nên thơ xuân mới hay và đậm đà như thế. Ta bâng khuâng một nét xuân trong thơ vua Trần Nhân Tông:
Phân tích khổ thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải:Ta làm con chim hót… Dù là khi tóc bạc. Đây là những câu thơ giản dị và dạt dào xúc động - những câu thơ hay nhất của bài, vừa chứa chan cảm xúc vừa đậm đà ý vị triết lí.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved