logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Phân tích bài Chiều tối của Hồ Chí Minh.

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

- Giới thiệu chung về tác phẩm Chiều tối

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu

Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

- Không gian: núi rừng rộng lớn

=> Làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật

- Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày

=> Mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi

- Điểm nhìn: Từ dưới lên cao

=> Phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.

- Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh mây và cánh chim. Hình ánh cánh chim và mây là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển: “Chúng điểu cao phi tận/ Cô vân độc khứ nhàn” (Lý Bạch)

+ Chim mỏi: Biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận từ trạng thái bên trong của sự vật.

+ Chòm mây: Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.

- So với bản phiên âm:

+ “Cô vân” dịch thành “chòm mây

=> Dịch chưa sát, bản dịch làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.

+ “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ

=> Chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh (chim bay, mây trôi) làm nổi bật vẻ tĩnh lặng của bầu trời lúc chiều muộn

- Bút pháp chấm phá tinh tế tạo ra câu thơ nhiều tầng nghĩa, mở ra nhiều kiểu liên tưởng trong tâm tư người đọc.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh vật thiên nhiên dường như cũng cùng tâm trạng với người tù. Phác hoạ cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn giờ đang về rừng tìm chốn đậu, hình ảnh đó gợi ta nhớ tới một người tù bị cùm xích, bị giải suốt một ngày ròng rã đương khao khát chốn nghỉ ngơi yên bình. Thêm nữa, chi tiết chòm mây cô đơn giữa một không gian vắng vẻ… rất tương ứng với cảnh ngộ của chủ thể trữ tình chưa biết dừng lại, hay tới nhà lao nào. Cánh chim, chòm mây vừa là đối tượng của niềm thương cảm vừa là biểu hiện bên ngoài của nỗi buồn trong lòng người tù trên con đường đày ải

=> Tiểu kết: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển.

b. Hai câu thơ cuối

Phiên âm:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch thơ:

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết lò than đã rực hồng

- Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ:

+ Điểm nhìn: từ cao chuyển về thấp

+ Thời gian: chiều muộn sang tối. 

+ Không gian: rộng (núi rừng) sang hẹp (xóm núi).

+ Hình ảnh: thiên nhiên => con người lao động. 

=> Hình ảnh con người lao động xay ngô với vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn trở thành trung tâm của bức tranh.

- Điệp vòng: “ma bao túc” – “bao túc ma”:

=> Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô, nhịp điệu lao động hăng say, vòng quay của thời gian, không gian.

- So với bản phiên âm:

+ Chữ “thiếu nữ” dịch thành “cô em” chưa thật phù hợp. 

+ Dịch thừa chữ “tối” → làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ “ý tại ngôn ngoại”.

- Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ:

+ “hồng” - của ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xay ngô

+ “hồng” - màu hồng của ngọn lửa cách mạng luôn thôi thúc Bác không bỏ cuộc;

+ “hồng” – màu hồng của niềm tin tưởng, sự lạc quan luôn cháy trong tim Bác.

=> Chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo, cô đơn. Ánh sáng lò lửa nhỏ không chỉ sưởi ấm tâm hồn Bác lúc bị lưu đày, mà còn có tác dụng nhóm lên trong lòng người đọc niềm tin bền bỉ vào cuộc sống.

* Vẻ đẹp tâm hồn tác giả

+ Lạc quan, yêu đời

+ Yêu lao động

+ Ý chí, nghị lực phi thường;

+ Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình

=> Tiểu kết:

Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ra thật gần gũi. Tác giả quên đi cảnh ngộ của mình để đồng cảm với nỗi vất vả, niềm vui nho nhỏ của người lao động.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Bài mẫu

 Bài tham khảo số 1

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một người chiến sĩ quốc tế luôn mang trong mình tình yêu quê hương đất nước và khát khao giải phóng dân tộc. Cả cuộc đời Bác dành cho sự nghiệp cách mạng không chỉ vậy Bác còn là một nhà văn hóa lớn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn chương. Cảm hứng thi sĩ đến bất cứ lúc nào với người chiến sĩ cộng sản dù cho khi bị giam bắt, tù đày nhưng không thể giam cầm được tâm hồn của Người. Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm được sáng tác khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ nhưng vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người và tinh thần lạc quan, có niềm tin vào tương lai tươi sáng của Hồ Chí Minh.

      Bài thơ sáng tác bằng chữ Hán. Nhan đề phiên âm là Mộ, dịch sang Việt ngữ là Chiều tối, được trích trong tập Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh.

      Hai câu thơ đâu tiên:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;)

      Trước nhất, bức tranh thơ này được thể hiện theo lối kí họa của nghệ thuật tạo hình phương Đông.

      Hình ảnh cánh chim là trung tâm của câu thơ thứ nhất. Nếu ta chỉ chú ý vào chi tiết cánh chim mỏi thì sẽ gây ấn tượng buồn bã. Thế nhưng điều bất ngờ phá tan cái ấn tượng buồn kia là chi tiết “tìm chốn ngủ Cánh chim về rừng tìm chốn ngủ đã gợi cho người đọc một cảm giác bình yên – cảm giác về tổ ấm. Bởi vậy ở đây không phải là cánh chim lạc loài mà là cánh chim bay về tổ ấm.

      Câu thơ thứ hai, từ cô vân là đám mây đơn độc. Đám mây cô độc thường gây cảm tưởng buồn bã. vẫn theo logic của câu thứ nhất, ở đây, đám mây không trôi trong tăm tối, mù mịt mà là trôi nhẹ đã tạo cho ta cái ấn tượng ung dung, thanh thản, nên nó là đám mây có chiều kích phóng khoáng.

      Không gian và thời gian vào buổi hoàng hôn trong Nhật kí trong tù thường được diễn tả qua một số bài thơ: Chiều tôi, Cảnh chiều hôm ..Nhưng trong những bức tranh có phần ảm đạm đó, hình ảnh con người toát lên niềm tin yêu cuộc đời vẫn được thể hiện, đặc biệt là trong bài Chiều tối.

      Vài nét chấm phá đơn sơ đã làm toát lên cái hồn của cảnh vật và gợi lên tư thế ung dung, phóng khoáng của tâm hồn tác giả.

      Tâm trạng của tác giả:

Cô em xóm núi xay ngô tối,

      Bóng đêm đã làm sáng lên hình ảnh thiếu nữ đang xay ngô bên lò than. Sinh hoạt của con người dưới ánh lửa hồng ấm áp như xua tan bao cảm giác lạnh buồn, quạnh hiu của núi rừng vào đêm.

      Thơ Đường tả cảnh thiên nhiên đẹp - thơ Hồ Chí Minh cũng có nhưng không vắng bóng con người, khiến câu thơ hiện thực hơn. Giữa thôn vắng chỉ thấy bóng “cô em” đang im lặng, cần mẫn xay ngô. Cái động của bức tranh cũng nhịp nhàng, lặng lẽ nhưng chứa đựng sức sống.

Xay hết lò than đã rực hồng.

      Tháng mười ở sơn thôn tiết trời lạnh vào buổi tối. Thiếu nữ trước khi xay ngô đã đốt bếp lửa, từ lúc trời chưa tối cho đến khi “chim mỏi về rừng...”

      Kể từ khi bắt tay vào xay ngô, công việc đã cuốn hút thời gian. Đến khi hết công việc thì bóng đêm đã tràn ngập từ bao giờ!

      Nhà thơ, người quan sát, ắt hẳn đã chứng kiến nhịp bước của thời gian, sắc màu từ nhạt đến đậm và cái nền (phông) của bức tranh cũng theo nhịp bước ấy. Sự tương phản màu sắc tỉ lệ thuận với thời gian và cả bóng đêm lẫn bếp lửa. Có như thế ta thấy được cái nhìn tinh tế, cảm xúc của nhà thơ thật nhạy bén: năm bắt kịp thời và ghi lại thành một bức tranh ở giây phút kì diệu kia.

      “Lò than rực hồng trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối, tỏa cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ hồng” (theo Lê Trí Viễn)

      Trong hoàn cảnh bị đày ải trên đường xa cô độc, mệt mỏi giữa núi rừng nơi đất khách quê người, giữa cảnh hoàng hôn buồn, tác giả nhìn cảnh vật lại thấy ấm áp, tươi vui, nhất là qua ánh lửa hồng chiếu rọi bóng dáng con người đang lao động. Điều đó chứng tỏ mọi vui buồn của con người, hầu như không phụ thuộc vào cảnh ngộ riêng. Điều đó cũng phản ánh một tâm hồn dào dạt tình yêu thiên nhiên, một tâm hồn luôn rộng mở và luôn hướng về cuộc sống con người và hồng thơ ấy đầy ắp trữ tình.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Bài tham khảo số 4

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Hãy phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Từ đó, nêu cảm nghĩ của em về phong cách nghệ thuật trữ tình của Bác thể hiện trong bài thơ. Nội dung bài thơ, cảm hứng của tác giả. Từ đó nhấn mạnh chủ đề và giá trịnghệ thuật của tác phẩm ( phần chính).
Bình giảng bài Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ - lớp 11 Bút pháp tinh tế, điêu luyện. Một tâm hồn trong sáng, hồn hậu, giàu cảm xúc: yêu thiên nhiên và yêu đời. Đi đày mà phong thái nhà thơ thật ung dung tự tại.
Cổ điển và hiện đại trong Chiều Tối Những năm 40 của thế kỉ này, trên thi đàn văn học lãng mạn vang lên những vần thơ nặng trĩu buổi chiều của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc – Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa…”. Những câu thơ của chàng thanh niên trí thức tiểu tư sản đã mang theo tâm trạng bất lực của cả một lớp người đang ngột ngạt giữa xã hội đen tối Việt Nam dưới ách ngoại bang. Cũng trong một buổi chiều giữa nơi đất khách Trung Hoa, một người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích”
Cảm nhận về bài thơ Mộ - Trích Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 12 Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch - hình ảnh của dân tộc có nói đại ý: Hồ Chủ tịch là Người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người đi làm cách mạng.
Bức chân dung tự họa của Hồ Chí MInh trong Ngục trung nhật kí Phẩm chất thi sĩ lồng trong phẩm chất chiến sĩ đã được thể hiện tinh tế thần tình, được chiếu sáng trên "bức chân dung tự họa" tinh thần Hồ Chí Minh.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved