logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (bài 4).

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

  Có những tác phẩm văn chương bất tử, khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu là một bài thơ như thế. "Chạy giặc" là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

  Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước hoạ xâm lăng, Nguyễn Đinh Chiểu đã viết bài thơ "Chạy giặc". Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, phản ánh nỗi đau thương của dân tộc, căm thù lên án tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân:
   

   “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

    Một bàn cờ thế phút sa tay

    Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

    Mất ổ đàn chim dáo dát bay.

    Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

    Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

    Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

    Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

  Hai câu đề nói lên tình cảnh bi thảm của đất nước lúc bấy giờ. “Tiếng súng Tây" rộ lên vào thời điểm tan chợ. Nghĩa là trước lúc súng nổ, chợ búa vẫn họp bình thường. Cuộc sống hoàn toàn thanh bình, yên ổn. Lúc tan chợ là lúc bắt đầu sự sum họp của gia đình. Những đứa em ngóng anh chị, con cái đợi cha mẹ, cháu chắt đợi ông bà, cảnh hạnh phúc đầm ấm đơn sơ sẽ diễn ra ở mọi nhà với những món quà giản dị của chợ vùng quê: củ khoai, tấm bánh đúc ngô, dăm ba gióng mía, mấy nắm bỏng rang trộn mật... Cả nhà sẽ xúm quanh mâm cơm thanh đạm có bát canh chua, khúc cá kho, hay giản dị hơn chỉ có “râu tôm nấu với ruột bầu"... Tiếng súng Tây nổ đúng vào lúc đó, bất ngờ, đột ngột, dữ dội vô cùng.

   Súng Tây thời ấy nổ ghê gớm lắm: “súng giặc đất rền". Nghe tiếng súng thì bọn giặc đã ở ngay bên cạnh. “Vừa nghe” thế mà cả bàn cờ thế đã hỏng “phút sa tay”. Thất bại ập đến nhanh quá. Thời gian ngắn ngủi càng tăng thêm tính chất đột ngột, bất ngờ, căng thẳng của tình thế. Và vì thế, thay cho cảnh sum họp đầm ấm là cảnh tượng lộn xộn sẻ nghé tan đàn, cảnh chạy giặc:

                                      “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,                                             

Mất ổ đàn chim dáo dát bay."

  Nhà thơ rất tinh tế khi chọn hai đối tượng lũ trẻ, đàn chim nhằm miêu tả cảnh chạy loạn của nhân dân khi giặc đến. Phép đảo ngữ đặt vị ngữ trước chủ ngữ để nhấn ý các chữ "bỏ nhà" và "mất ổ" tạo nên nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành. Lũ trẻ - bỏ nhà, đàn chim - mất ổ. Những sinh lính bé nhỏ, yếu ớt cần được che chở, nâng niu bốc chốc đã bị đẩy một cách tàn bạo vào cuộc chiến khốc liệt. Những đứa trẻ non nớt lẽ ra phải trở về với mái ấm gia đình, mẹ cha, vậy mà chúng như bầy chim bon dáo dác bay, lơ xơ chạy hoảng loạn giữa bầu trời đầy khói lửa. 

 Từ những đối tượng nhỏ bé, thân quen bên cạnh mình, nhà thơ khái quát cả không gian, thời gian cụ thể:

“Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước,

           Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. ”

  Còn đâu Bến Nghé, Đồng Nai trù phú sầm uất của nước Nam. Của cải bị mất mát, nhà cửa bị thiêu cháy, con cái lạc cha mẹ, và chắc là sẽ không tránh khỏi sự chết chóc đau thương:

“Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ,

ngọn đèn khuya leo lét trong lều.

Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng,

cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”

Ai ai cũng thật xót xa, đau lòng! Bởi vật mốt tấm lòng yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu ôm xót xa, đau đớn gấp ngàn lần. Ông cất lên tiếng hỏi và cũng là lời trách móc phê phán những người có chức, có quyền, có trách nhiệm của triều đình:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

   Không phải chỉ là một câu hỏi gay gắt và lời phê phán nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình. Hình như câu thơ còn là một tiếng khóc nghẹn tràn đầy nước mắt của con người mù lòa hết lòng yêu nước thương dân mà không thể làm gì cho dân trong cơn loạn lạc.

   Một bài thơ nhỏ nhưng đã khái quát được cả một sự kiện lịch sử lớn của dân tộc, đồng thời thể hiện được tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Đọc hiểu bài Chạy giặc I - Gợi dẫn 1. Nguyễn Đình Chiểu (xem bài Lẽ ghét thương). 2. Chạy giặc được sáng tác khi nhà thơ chứng kiến cảnh nhân dân chạy loạn.
Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu bài 3 Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ Chạy giặc là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy.
Đọc hiểu Chạy giặc I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Nhưng chúng đã gặp sự kháng cự của quân triều đình và nhân dân. Thực dân Pháp quay sang tiến vào Sài Gòn, tràn tới sông Bến Nghé.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved