logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ( Bài 3)

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

1. Về Tác giả:

- Tố Hữu là bút danh của Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 tại Thừa Thiên - Huế. Ông là nhà thơ lớn của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời thơ của Tố Hữu gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông.

- Tác phẩm Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1954) ,Gió lộng , Ra trận (1972), Máu và hoa (1977)...

2. Xuất xứ, chủ đề:

- Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7-1938, nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố Hữu.

- Bài thơ Từ ấy nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng của

3. Nội dung cảm nhận

- Từ ấy là lúc, là khi nhà thơ được giác ngộ cách mạng, một kỉ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng, mà sau này, ông nói rõ trong một. số bài thơ: Mẹ không còn nữa, con còn Đảng - Dìu dắt con đi chửa biết gì (Quê mẹ)

- Mặt trời chân lí là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi Ịí tướng cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã chói qua tim đem lại ánh sáng cuộc đời như  bừng  lên trong nắng hạ - một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng.

- Lí tường cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khảng định một sự kiện biến đổi kì diệu mà lí tưởng cách mạng đem lại.

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Hồn dã trở thành vườn hoa lá  một vườn xuân đẹp ngạt ngào hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Đây là khố thơ hay nhất, đậm đà màu sắc lãng mạn nhất trong thơ Tố Hữu. Ngoài việc sáng tạo hình ảnh ẩn dụ (mặt trời chân lí), tác giả lựa chọn sử dựng từ ngữ rất chính xác, hình tượng và gợi cảm bừng, chói, đậm, rộn để diễn ta thay hay niềm say mê lí tưởng Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng (Agagông - Pháp)

- Hai khổ thơ (2,3) nói lên sự gắn bó với nhân dân, những người nghèo khổ (buộc, trang trải, gần gũi) yêu thương nhân dán bằng một tình yêu giai cấp (là con..., là em..., là anh...). Cũng là  một  cách nói nồng nàn của một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi. Tố Hữu nay đã già nhưng bài thơ Từ ấy vẫn trẻ và đẹp mãi.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (bài 4) Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê.
Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đàn em nhỏ,... Việc dùng từ như thế nói lên điều gì? Sự xuất hiện hàng loạt những tư chỉ số lượng nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời (khối người đông đảo trong cõi đời)..
Viết bài văn có nhan đề : Từ ấy... trong tôi bừng nắng hạ. Tố Hữu — một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Phân tích Khổ một bài Từ ấy của Tố Hữu Tố Hữu đã diễn tả rất chân thành niềm vui sướng, say mê của mình khi bắt gặp lí tưởng của Đảng...
Phân tích bài ‘Từ ấy’ của nhà thơ Tố Hữu Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved