logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Phân tích nhân vật Mị và A Phủ giai đoạn ở Hồng Ngài trong Vợ chồng A Phủ để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

Admin FQA

19/09/2023, 23:07

Đề bài

Phân tích nhân vật Mị và A Phủ giai đoạn ở Hồng Ngài trong Vợ chồng A Phủ để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Lời giải chi tiết

      "Tây Bắc" là tập truyện ngắn của Tô Hoài được nhận Giải thưởng của Hội Văn học - Nghệ thuật 1954 - 1955. Trong tập Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc hơn cả. Thông qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ, nhà văn dựng lại quãng đời tăm tối, đau khổ của người dân miền núi trước Cách mạng, nêu cao khát vọng sống và vạch ra con đường giải phóng cho họ. Đó chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

       Cuộc đời của Mị và A Phủ có hai giai đoạn gắn với hai cảnh đời sáng – tối đối chọi nhau. Giai đoạn đầu khi ở Hồng Ngài, Mị và A Phủ đều là nô lệ cho nhà thông lí Pá Tra. Đó là quãng đời tăm tối, bị đối xử như con trâu, con ngựa. Giai đoạn sau, khi ở Phiềng Sa là một cuộc sống khác hẳn, Mị và A Phủ đã đổi đời, đứng lên chiến đấu để bảo vệ mình, bảo vệ đất nước. Như vậy, khi phản ánh hiện thực, tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã chọn hai đề tài chính: đề tài về cuộc sống bị áp bức, tủi nhục của người dân miền núi dưới chế độ nô lệ thực dân và cùng với nó là bộ mặt tàn bạo của bọn “thổ ti lang đạo; cuối cùng là đề tài về sự thức tỉnh cùa đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng dậy chiến đấu để giải phóng và tự giải phóng.

       Trước hết, "Vợ chồng A Phủ" là một bức tranh chân thực về số phận bi than của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của bọn chúa đất phong kiến thực dân được phản ánh qua cuộc đời Mị và A Phủ.

       Mị là một có gái trẻ đẹp, giàu lòng yêu đời, chăm chỉ và hiếu thảo. Mị đã từng được yêu và có những đêm tình mùa xuân hạnh phúc. Nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà Mị bị cướp về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Mị bị biến thành nông nô, bị chà đạp cả về nhân phẩm lẫn thể xác. Quãng đời sống trong nhà thống lí là một quảng đời đau thương, tăm tối. Ách áp bức nặng nề đã biến một cô gái hồn nhiên, đa cảm thành hiện thân của nhẫn nhục, cam chịu. Mị sống câm lặng lầm lũi, quanh năm vùi đầu vào những công việc khổ sai. Mị còn bị ràng buộc bởi mê tín thần quyền. Một khi đã đem ra “cúng trình ma” thì người đàn bà phải tuân theo sự trói buộc vô hình suốt cả một đời. Cho nên, biết khổ, biết nhục, biết mình bị đày đọa nhưng không dám phản kháng chống lại sự đày đọa khổ nhục ấy. Hơn nữa, những con người như Mị thật bé nhỏ trước thế lực tàn bạo của cường quyền.

      Bị giam hãm trong “địa ngục trần gian'’ của nhà thống lí Pá Tra, Mị chết dần, chết mòn theo ngày tháng, Mị “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, “lũi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, Mị không còn nhớ đến cả tuổi của mình nữa, Mị đang bị tê liệt dần cả về cảm giác lẫn ý thức, tâm hồn, tình cảm. Cái ác của bọn thống trị là không những bóc lột, đày đọa con người về vật chất, thể xác mà còn giết chết dần ở con người những giá trị nhân bản tốt đẹp. Con người bị biến thành công cụ, thành những con vật chịu sự sai khiến.

      Mị và A Phủ đều là nô lệ trong nhà thống lí. Nhưng con đường đến nhà thống lí thì mỗi người một kiểu. Mị vì món nợ truyền kiếp mà phải thành nô lệ còn A Phủ vốn không nợ nần gì nhà thống lí nhưng cũng không thoát được, vẫn rơi vào cảnh nô lệ.

      A Phủ là mệt thanh niên nghèo suốt đời làm thuê, làm mướn. Cha mẹ chết trong một trận dịch đậu mùa. Chính cuộc sống cùng khổ ấy dã hun đúc ở A Phủ một sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuộng tự do và một tính cách gan góc cùng năng lao động đáng quý. A Phủ là đứa con của núi rừng, hồn nhiên, trung thực. Chi vì dám đánh con quan mà bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, bị phạt và trở thành nô lệ cho nhà thống lí. Cuộc đời A Phủ và cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng đã mở ra một khía cạnh khác trong giá trị hiện thực của tác phẩm: xã hội phong kiến miền núi trước Cách mạng, chân lí, lẽ phải bao giờ thuộc về “con quan”, thuộc về kẻ giàu, kẻ mạnh; kẻ thống trị. Người nghèo kháng lại sự bất công thì bị đánh đập, bị tước quyền tự do, bị biến thành nô lê, không chỉ suốt đời mà đời con đời cháu cũng không thoát được. Hơn nữa, những hủ tục nặng nề ngàn đời là hiện thân ách áp bức kiểu trung cổ miền núi. Những hủ tục đó đã đẩy biết bao người nghèo vào thảm cảnh cùa sự cùng cực đói khổ. Những hủ tục ấy vừa tiếp tay vừa là công cụ cho bọn phong kiến thống trị đầy ải người dân, chà đạp lên nhân phẩm của họ. Việc A Phủ bị bắt làm nô lệ nhà thống lí Pá Tra càng tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm.

      Hết ngày này qua ngày khác, A Phủ phải làm việc cật lực, chăn dắt đàn bò, ngựa đông hàng mấy chục con. Chẳng may một con bò bị hổ ăn thịt, A Phủ bị trói đứng vào cột chờ chết. Trong tay bọn thống trị, tính mạng con người thật không bằng một con vật.

      Cuộc đời nô lệ khổ đau của Mị và A Phủ là điển hình cho thân phận người nghèo miền núi dưới chế độ cũ. Bần cùng hóa con người, chà đạp lên nhân phẩm, đối xử với con người không bằng con vật, đó là bản chất của chế độ “thổ ti lang đạo”.

      Giá trị hiện thực của tác phẩm còn thể hiện trong những nội dung miêu tả bộ mặt tàn bạo của bọn chúa đất phong kiến và bè lũ thực dân. Điều này được tác giả thể hiện sâu sắc qua hình ảnh cha con thống lí Pá Tra trong mối quan Mị và A Phủ.

      Nhà Pá Tra giàu có, nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện. Hắn làm giàu bằng bóc lột sức lao động, bằng chế độ lao dịch, bằng cho vay lãi nặng bắt người ta làm nô lệ để trừ nợ. Cha con thông lí còn rất nhẫn tâm. Tô Hoài đã nhiều lần nói đến cảnh đánh người, trói người của Pá Tra và A Sử những chi tiết rất thực: “A Sử lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà, tóc Mị xõa xuống, A Sử cuốn luôn tóc lên cột rồi y tắt đèn, đóng cửa lại”. Cái kĩ càng, rành rẽ trong từng động tác biểu hiện sự tàn ác đến thản nhiên cua A Sử. Mị phải thức suốt đêm xoa thuốc dấu cho A Sử, mỗi lần buồn ngủ quá thiếp đi, “A Sử bèn đạp chân vào mặt Mị”, thống lí Pá Tra thì quyết định trói A Phủ đến chết, mà trói như thế nào? A Phủ phải tự tay mang dây, chôn cọc cho thống lí quấn dây trói từ chân lên đầu. Không chỉ tàn ác thản nhiên, chúng còn phản dân, hại nước, chúng cấu kết với thực dân để làm giàu, đế bóc lột, áp bức người dân. Dưới thời phong kiến thưc dân, bọn lang đạo, chúa đất ở vùng cao mặc sức làm mưa, làm gió.

      Phản ánh hiện thực khốn khổ của nhân dân Tây Bắc, Tô Hoài không tô vẽ, không nói quá sự thật. Tất cả đều được hiện lên như một bức tranh chân thực sống động. Tài năng và cũng là đóng góp của Tô Hoài là đã làm cho bức tranh hiện thực về miền núi cao Tây Bắc trở nên hết sức phong phú với những chi tiết sinh động về cuộc sống con người. Đó là nhờ Tô Hoài có một thời gian thực tế, cùng ăn cùng sống với nhân dân nên mới có được một vốn thực đáng quý như thế.

      Khi viết về đồng bào Tây Bắc, ngòi bút Tô Hoài thể hiện một tinh thần nhân đạo rõ rệt. Nhà văn cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của những kiếp người ngựa như Mị và A Phủ, đứng về phía họ để phản ánh, đấu tranh. Nhưng sâu hơn cả là nhà văn đã phát hiện được những phẩm chất quý giá - đó là sức sống, là khát vọng tự do vẫn còn tiềm tàng trong đáy sâu tâm hồn của những con người nô lệ như Mị. Cái sức sống tiềm tàng ấy cùng với khát vọng mãnh liệt khi có cơ hội sẽ bùng lên. Cách nhìn của Tò Hoài trong tác phẩm hét sức nhân bản. Tác giả đã dồn bút lực tập trung khắc họa diễn biến tâm lí hồi sinh của Mị. Đó là vào một đêm tình mùa xuân, “Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một”. Mị sống với quá khứ tuổi xuân của mình. “Trong đầu Mị rập rờn tiếng dìu Mị đi theo những cuộc chơi”. “Mị thấy phơi phới trở lại”. “Mị còn trẻ. Mị còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi”. Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mãnh liệt nhất, A Sử đã phũ phàng dập tắt. Nhưng những giây phút trỗi dậy ấy có ý nghĩa  thức tỉnh để dẫn tới hành động cắt dây trói cứu A Phủ ở đoạn sau đó.

 

      Trước cảnh A Phủ bị trói, bắt gặp “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen", Mị thốt lên trong lòng: “Trời ơi! Nó bắt trói người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác”. Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã đánh thức tỉnh tình thương trắc ẩn trong Mị, cùng với sự phản kháng âm ỉ đã dẫn Mị đến hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ rồi sau đó, vùng chạy theo A Phủ. Đây là hành động cứu người và tự cứu mình của Mị.

      Nhà văn đã rất thấu hiếu nỗi khổ cực của người dân miền núi, từ đó thấy được sự thức tỉnh, sự vùng dậy cùa họ, trước tiên là thoát khỏi dây trói của cường quyền và thần quyền. Rồi họ dừng lại ở Phiềng Sa, thành vợ chồng đi theo cách mạng.

      Quá trình giác ngộ cách mạng của vợ chồng A Phủ tiêu biểu cho con đường đến với Đảng, đến với cách mạng của đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi Tây Bắc. Tô Hoài khi tái hiện bức tranh hiện thực với những nét bản chất của nó, không thể không miêu tả quá trình vận động mang tính quy luật của cuộc sống. Đây cũng là giá trị nhân đạo sâu sắc và tiến bộ của Vợ chồng A Phủ.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Nét đặc sắc của Tô Hoài và Kim Lân trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” Cảm nhận của anh/chị về những nét đặc sắc của từng tác giả trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ ở hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) và “Vợ nhặt” (Kim Lân).
Phân tích giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ Đề: Giá trị hiện thực truyện ngắn Vợ chồng A Phủ Các ý lớn cần có 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ Tác giả phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Tây Bắc. Tin tưởng và miêu tả khả năng cách mạng của người dân miền núi trong cuộc đấu tranh giành tự do, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến.
Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ Hành động cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn là điểm đỉnh sự vùng dậy của Mị là sự thể hiện sức sống tiềm tàng của người con gái Mèo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ Phân tích đề Giống như đề số 3, để làm tốt đề này, cần tham khảo kĩ đề số 1 (phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị thể hiện trong cảnh ngộ từ khi bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved