logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Quan niệm về lẽ sống - chết của các nhà Nho yêu nước

Admin FQA

30/12/2022, 13:15

   Khẳng định giá trị tư tưởng lớn của bài học về lẽ sống - chết thể hiện qua Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Xuất dương lưu biệt của phan Bội Châu.

   Yêu cầu của đề là dựa trên bối cảnh lịch sử từng thời đại để tìm hiểu sâu thêm bài học tư tưởng mà các thế hệ cha ông đã để lại qua những áng thơ văn. Có thể theo gợi ý sau:

   Khẳng định giá trị tư tưởng lớn của bài học về lẽ sống - chết thể hiện qua Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Xuất dương lưu biệt của phan Bội Châu. (Mối tương quan giữa sự sống - chết cua cá nhân với lẽ nhục - vinh của cả dân tộc đã được lí giải như thế nào?)

   Giải thích tại sao ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, cha ông ta lại thiên về sự lựa chọn “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”.

   Chú ý bối cảnh lịch sử: Cuộc chiến còn đang ở thế giằng co giữa ta và địch, địch đánh và ta chống trả để bảo vệ hoặc giành giật từng tấc đất trong tay kẻ thù. Cuộc chiến đấu đang ở thời kì khốc liệt, một mất một còn.

   Con người buộc phải đối mặt với sự lựa chọn như thế nào? (Đánh Tây hay đầu hàng? Chấp nhận cuộc sống nô lệ hay chiến đấu hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc?) Sự lựa chọn ấy sẽ quyết định vận mệnh của cả dân tộc.

   Lẽ sống cao đẹp của thời đại được cô đúc trong lời thề quyết tử “Thà chết vinh còn hơn sống nhục” (lựa chọn và phân tích một số câu tiêu biểu trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc).

   Trong hoàn cảnh đất nước đầu thế kỉ 19 giữa cái sống và cái chết, ông cha ta thiên về khẳng định điều gì?

   Bối cảnh lịch sử: Tại sao Phan Bội Châu lại nói “Non sông đã chết”?

   Con người lúc này bị đẩy vào một hoàn cảnh sống như thế nào? Cuộc sống đã an bài, con người còn có sự lựa chọn nào khác không? (Đầu hàng số phận, cam tâm sống - chết trong vòng tủi nhục hay tìm một lẽ sống nào khác để có thể thay đổi số phận?).

   Phân tích những câu 1, 2, 3 và 7, 8 trong bài thơ để chứng minh, lúc này ông cha ta thiên về khẳng định một lẽ sống mới như thế nào?

   Kết luận chung: Nêu ý nghĩa tích cực của những quan niệm sống - chết này đối với cuộc sống đương thời.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, soạn bài Lưu biệt khi xuất dương
Hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn trình bày ý kiến của mình về câu thơ “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” của Phan Bội Châu trong bài Xuất dương lưu biệt. Phan Bội Châu xuất thân là một nhà Nho, đã từng thấm nhuần nền học vấn Nho giáo từ khi còn nhỏ, về sau này, đọc tân thư...
Phân tích bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang, tế thế, cứu dân cứu nước.
Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu để làm sáng tỏ nhận định của nhà văn Đặng Thai Mai Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng vừa phong phú, vừa lớn lao; chí làm trai tiến bộ, khát vọng mãnh liệt, ý thức cá nhân và trách nhiệm cao cả, tư thế hăm hở ra đi hòa với vũ trụ..
Phân tích bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu Xuất dương lưu biệt là bài thơ tuyệt tác đầy tâm huyết. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước, thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một giọng thơ đĩnh đạc hào hùng. Tráng lệ nhất là hai câu kết.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved