Admin FQA
30/12/2022, 13:15
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Chữ người tử tù
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tình huống truyện độc đáo:
- Tình huống: Cuộc kỳ ngộ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật kịch tính của truyện và tính cách của các nhân vật: các nhân vật là tri kỷ trên phương diện văn hóa cái đẹp nhưng lại là thù địch trên phương diện xã hội.
+ Làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:
- Là người nghệ sĩ thư pháp tài năng.
- Khí phách anh hùng, coi thường cường quyền và vật chất.
- Thiên lương trong sáng, tốt đẹp.
- Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp:
+ Tiếp cận con người dưới góc độ tài hoa nghệ sĩ.
+ Người có cái đẹp là người tài năng và có thiên lương trong sáng.
+ Cái đẹp có khả năng thanh lọc cuộc sống, cảm hóa cái xấu, cái ác.
+ Cái đẹp có thể sinh ra từ nơi cái xấu ngự trị, nhưng cái đẹp không thể tồn tại chung cùng cái xấu, cái ác.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nhân vật quản ngục:
- Quản ngục cũng là một người có thiên lương.
- Biết yêu quý và trân trọng cái đẹp, biết cúi đầu trước cái đẹp.
- Sống giữa cảnh ngục tù đày xấu xa, quản ngục vẫn giữ được thiên lương
→ Đó là điều đáng trân trọng giữa môi trường tù ngục đầy rẫy tàn nhẫn, lừa lọc, ti tiện.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì:
- Việc cho chữ là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật.
- Không gian: buồng giam chật hẹp, tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián: cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, thiên lương tỏa sáng ngay nơi cái ác ngự trị.
- Thời gian: trước khi Huấn Cao bị hành quyết.
- Người cho chữ: tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng
- Người xin chữ: quản ngục - người có quyền cao nhất trong nhà tù
- Người nghệ sĩ: say mê tô từng nét chữ là một tử tù trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm mai sẽ bị hành quyết.
- Ngục quan: vái lạy tù nhân.
→ Sự đảo ngược vị thế
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 114 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm:
- Bút pháp xây dựng nhân vật: lý tưởng hóa, cảm hứng lãng mạn, nhân vật luôn là những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sĩ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, dựng cảnh điêu luyện.
- Nghệ thuật đối lập.
- Ngôn ngữ góc cạnh, gợi cảm và giàu chất tạo hình.
- Gợi không khí cổ kính, trang nghiêm và màu sắc bi tráng.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 115 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thế hiện ở ba phẩm chất:
- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng. Huấn Cao là một kẻ "đại nghịch" đã đành, ngay cả khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện thái độ không quỵ luỵ trước cường quyển và tù ngục.
- Huấn Cao còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời gan ruột chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.
Tóm tắt
Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thầy thơ lại. Quản ngục và thầy thơ lại rất yêu cái đẹp, trọng cái tài. Khi nghe tin Huấn Cao, người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần “bẻ khoá vượt ngục”, sẽ được đưa đến nhà lao chờ ngày lĩnh án, viên quản ngục mong muốn xin chữ. Quản ngục chờ đợi trong những trăn trở suy nghĩ. Ông Huấn Cao được đưa đến nhà lao. Ông xuất hiện trong tư thế hiên ngang. Nhà tù đón tù nhân rất nhã nhặn, khác những lần trước. Quản ngục bất chấp phép nước đối xử rất tận tình, chu đáo và đặc biệt với Huấn Cao ngay cả khi Huấn Cao tỏ ra lạnh lùng. Sự kiên trì, chờ đợi, hi vọng được gặp và cậy nhờ xin chữ Huấn Cao của quản ngục cứ khắc khoải nặng nề một ngày dài tựa thiên thu. Viên thơ lại giúp ông bày tỏ nỗi lòng với Huấn Cao. Huấn Cao thực sự xúc động trước “sở thích cao quý” của quản ngục, “cảm cái tấm ”lòng biệt nhỡn liên tài” mà chủ động cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong căn phòng giam chật hẹp, ẩm thấp được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thành một “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu"): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.
- Phần 2 (tiếp theo đến "thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.
Nội dung chính
- Chữ người tử tù khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao, một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.
- Nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved