Admin FQA
30/12/2022, 13:17
Câu 1
Câu 1
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (trang 119, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Loại | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | - Truyện ngắn và tiểu thuyết - Thơ | - Buổi học cuối cùng,… |
Văn bản nghị luận |
|
|
Văn bản thông tin |
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại các thể loại và văn bản đã được học.
Lời giải chi tiết:
Loại | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | - Truyện ngắn và tiểu thuyết
- Thơ
- Truyện khoa học viễn tưởng | - Buổi học cuối cùng, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Bố của Xi-mông. - Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Một mình trong mưa - Bạch tuộc, Chất làm gỉ, Nhật trình Sol 6, Một trăm dặm dưới mặt đất |
Văn bản nghị luận | - Nghị luận văn học | - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”, Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên |
Văn bản thông tin | - Văn bản thông tin | - Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ. |
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Trình bày ra vở nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | - Mẹ (Đỗ Trung Lai) | - Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ. |
Văn bản nghị luận |
|
|
Văn bản thông tin |
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại văn bản đã được học và nhớ lại nội dung khái quát.
Lời giải chi tiết:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | - Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
- Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi)
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)
- Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ) - Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry) | - Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ. - Nỗi niềm bâng khuâng tiếc nuối của tác giả khi chứng kiến một truyền thống đẹp dần bị lãng quên. - Câu chuyện về nhân vật Võ Tòng với những đức tính tốt đẹp dù từng chịu nhiều áp bức bất công. - Cảm xúc ngậm ngùi trân trọng của nhân vật trong buổi học cuối cùng.
- Cuộc vật lộn giữa con người và biển cả. - Câu chuyện thuật lại một ý tưởng phát minh mới nhằm hướng tới ước mơ xóa bỏ chiến tranh. |
Văn bản nghị luận | - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)
- Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) | - Phân tích và làm rõ tài năng của Đoàn Giỏi trong việc mô tả thiên nhiên và con người trong “Đất rừng phương Nam”. - Phân tích và chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”. |
Văn bản thông tin | - Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn)
- Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) | - Thuyết minh và giới thiệu về nguồn gốc, quy luật và môi trường diễn xướng của ca Huế, một thể loại âm nhạc đỉnh cao được xếp vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. - Giới thiệu về đặc điểm, luật thi và cách thi của hội thi thổi cơm ở một vài địa điểm khác nhau. |
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (trang 120, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ văn 7, tập một theo mẫu sau:
M) - Thơ bốn chữ, năm chữ:
+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.
+…
-…
Phương pháp giải:
Xem lại bài hướng dẫn cách đọc thơ và truyện để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Thơ bốn chữ, năm chữ:
+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.
+ Dựa vào trải nghiệm, trình độ của bản thân để cảm thụ và thấu hiểu nội dung của bài thơ.
+ Tìm hiểu rõ về xuất xứ (tác giả, hoàn cảnh sáng tác) của bài thơ.
+ Phát hiện ra các từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc.
- Truyện:
+ Tìm hiểu về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu được tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
+ Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính.
+ Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (trang 120, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Hãy giới thiệu tóm tắt về một văn bản trong sách Ngữ văn 7, tập một có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em
Phương pháp giải:
Nhớ lại các văn bản đã được học và chọn ra tác phẩm có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em.
Lời giải chi tiết:
Trong số các văn bản đã được học trong sách Ngữ Văn 7, tập 1, tác phẩm có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em là bài thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai. Bài thơ nhắc nhở em cũng như các bạn đọc khác về tình cảm gắn bó và trân quý đối với người thân trong gia đình, đặc biệt là với mẹ, người đã vất vả tần tảo cả đời nuôi em khôn lớn.
Câu 5
Câu 5
VIẾT
Câu 5 (trang 120, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Thống kê các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết của các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Tự sự | Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại các kiểu văn bản đã được học và yêu cầu cụ thể với từng loại.
Lời giải chi tiết:
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Tự sự | Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
Biểu cảm | Viết bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ. |
Nghị luận | Chỉ ra mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học. |
Văn bản thông tin | Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau |
Câu 6
Câu 6
Câu 6 (trang 121, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trước sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị | - Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? - … |
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại các bước tiến hành viết một văn bản đã được học và thực hành.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị | - Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? - Thu nhập lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý | - Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí - Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài |
Bước 3: Viết bài | Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau |
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa | - Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sửa chữa gì không. - Kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả. |
Câu 7
Câu 7
Câu 7 (trang 121, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (Gợi ý về mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,...).
Phương pháp giải:
Xem lại các yêu cầu khi viết một văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi
Lời giải chi tiết:
* Điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học:
Tiêu chí | Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học | Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi |
Mục đích | Trình bày quan điểm, tư tưởng đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. | Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng. |
Nội dung | Dùng lý lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học. | Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng. |
Hình thức | Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. | Sử dụng các câu văn trung tính nêu đặc điểm, cấu tạo, thuộc tính, luật lệ của đối tượng được nhắc đến. |
Lời văn | Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. | Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác. |
Câu 8
Câu 8
NÓI VÀ NGHE
Câu 8 (trang 121, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Phương pháp giải:
Xem lại các bài nói và nghe
Lời giải chi tiết:
*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:
Nói
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.
– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
Nghe
– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
Nói nghe tương tác
– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.
Câu 9
Câu 9
TIẾNG VIỆT
Câu 9 (trang 121, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Liệt kể tên các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Bài | Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ | - Các biện pháp tu từ như so sánh, điện tử, điệp ngũ, ấn dụ, hoán dụ,... - … |
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung thực hành tiếng Việt đã được học
Lời giải chi tiết:
Bài | Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ | - Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ. - Từ trái nghĩa. |
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng | - Phó từ và chức năng của phó từ. - Số từ và đặc điểm, chức năng của số từ. |
Bài 4: Nghị luận văn học | - Cụm động từ, cụm danh từ trong thành phần chủ ngữ, vị ngữ. - Cụm chủ vị trong thành phần chủ ngữ, vị ngữ. |
Bài 5: Văn bản thông tin | - Thành phần trạng ngữ là cụm danh từ, cụm chủ vị. |
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved