Admin FQA
30/12/2022, 13:17
Câu 1
Câu 1 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức đã học, nối cột A với cột B sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
1-đ; 2-d; 3-c; 4-b; 5-a.
Câu 2
Câu 2 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại những lưu ý khi đọc hiểu văn bản và điền vào bảng.
Lời giải chi tiết:
STT | Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
1 | Thơ trữ tình | - Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình - Tìm được những từ ngữ, hình ảnh nổi bật. - Xác định được vần, nhịp của bài thơ và xem nó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề bài thơ. - Xác định các biện pháp tu từ bổ trợ. |
2 | Tục ngữ | - Nhận biết được yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần, vế. - Nhận biết được đặc điểm, chức năng của tục ngữ. - Nội dung, ý nghĩa, kinh nghiệm tục ngữ muốn truyền đạt. |
3 | Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. | - Nhận biết được đặc điểm văn bản. - Cần nắm rõ các bước trong một văn bản thông tin. |
4 | Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | - Chú ý các lí lẽ, bằng chứng trong bài văn nghị luận. - Rút ra được bài học, kinh nghiệm trong đời sống. |
5 | Truyện khoa học viễn tưởng. | - Nhận biết được yếu tố của truyện: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, không gian thời gian. - Tóm tắt được nội dung chính văn bản. - Tìm hiểu được các nhân vật qua: suy nghĩ, hành động, cử chỉ, lời nói. |
Câu 3
Câu 3 (Trang 113, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại các văn bản đã học, liệt kê vào bảng theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
a.
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II) |
6 | Thơ trữ tình | Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
7 | Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng) | Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vich Bi-lây) |
8 | Văn bản nghị luận | Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) |
9 | Văn thông tin | Kéo co (Trần Thị Ly) |
10 | Văn bản thuộc thể loại khác | Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. |
b.
Bài học | Văn bản đọc mở rộng (Học kì II) | Hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng. |
6 | Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) | + Đọc mở rộng dựa vào kĩ năng đọc ở những văn bản chính và văn bản kết nối theo chủ điểm. + Đọc mở rộng giúp ta củng cố và hiểu sâu hơn về kiến thức đã học. |
Câu 4
Câu 4 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ và thực hiện theo các yêu cầu của bài
Lời giải chi tiết:
a.
- Gieo vần liền: sông-hồng; cá-mã; giang-làng.
- Ngắt nhịp linh hoạt: 3/5 hoặc 3/2/3
b. Cảm xúc yêu mến, tự hào về quê hương và cảnh đánh bắt nơi đây.
c.
- Biện pháp tu từ: So sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”.
- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.
Câu 5
Câu 5 (Trang 114, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Dựa vào sự tìm hiểu của bản thân, nêu đặc điểm về mục đích của hai văn bản. Sau đó nêu đặc điểm của kiểu văn bản ấy.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm: Thuyết phục người đọc về một vấn đề trong đời sống xã hội.
- Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản có đặc điểm:
+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý.
Câu 6
Câu 6 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm của tục ngữ và chỉ ra các đặc điểm ấy thông qua các câu.
Lời giải chi tiết:
a.
- Nội dung: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, đưa ra quan niệm về vẻ đẹp của con người.
- Câu tục ngữ ngắn gọn (8 chữ), có nhịp điệu, hình ảnh.
- Gieo vần cách: tóc-góc.
b.
- Nội dung: Bài học kinh nghiệm, khuyên răn con người cần giữ gìn nhân phẩm và đạo đức của mình.
- Câu tục ngữ ngắn gọn (6 chữ), gieo vần sát “sạch-rách”, hai vế đối xứng nhau.
c. Một mặt người bằng mười mặt của.
- Nội dung: Đề cao giá trị con người - Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải.
- Câu tục ngữ ngắn gọn (7 chữ), có nhịp điệu, hình ảnh, có hai vế đối xứng nhau.
- Gieo vần cách: người-mười
Câu 7
Câu 7 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nêu dấu hiệu nhận biết văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động và nêu cách triển khai thông tin.
Lời giải chi tiết:
- Những dấu hiệu:
+ Có phần giới thiệu mục đích, quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động.
+ Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.
+ Trình bày các bước cần thực hiện.
- Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng cách triển khai thông tin: Triển khai theo trật tự thời gian.
Câu 8
Câu 8 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại hai văn bản và liệt kê các đặc điểm.
Lời giải chi tiết:
| Dòng “Sông Đen” | Xưởng Sô-cô-la |
Đề tài | Khám phá thế giới bí ẩn dưới đại dương | Ứng dụng khoa học trong xây dựng nhà máy sản xuất sô-cô-la |
Cốt truyện | Cuộc hành trình khám phá về thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô và những điều bí ẩn dưới đáy đại dương bao la | Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn |
Tình huống | Hành trình các nhân vật bị mắc kẹt trong một con tàu ngầm hiện đại ở dưới đáy đại dương | Tham gia cuộc phiêu lưu vào một nhà máy sô-cô-la kì lạ và chứa nhiều bí ẩn |
Nhân vật | Thuyền trưởng Nê-mô; A-rô-nắc; Nét Len; Công-xây | Ông Quơn-cơ; Sác-li |
Sự kiện | Trải nghiệm cuộc sống kì thú xuống lòng đại dương | Khám phá xưởng sô-cô-la |
Không gian | Đáy biển, lòng đại dương. | Nhà máy sô-cô-la. |
Thời gian | Mang tính giả định. | Mang tính giả định. |
Câu 9
Câu 9 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc các câu văn, so sánh và lí giải.
Lời giải chi tiết:
So sánh | Câu (1) | Câu (2) |
a | Chê một cách thẳng thắn, không giấu giếm | Cũng với ý chê nhưng đã sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh để khiến cho người nghe không cảm thấy khó chịu, gây mất thiện cảm |
b | Chỉ đơn thuần kể lại việc anh ấy chạy nhanh | Dùng biện pháp so sánh, tô đậm thêm về sức mạnh của người được nhắc đến trong câu. - Số từ trong câu là: một trăm, mười. - Chức năng: Bổ sung ý nghĩa về số lượng và thời gian. |
Câu 10
Câu 10 (Trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã học, trả lời theo yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
a.
- Phép lặp: “vệt rừng đen”, “chim”
- Phép liên tưởng: hình ảnh dòng sông, quang cảnh đàn chim.
b.
Câu | Nhận xét |
(1) | Câu đơn bình thường, kể về sự việc chim cất cánh từ vệt rừng. |
(2) | Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ. Miêu tả hình ảnh chim bay một cách sinh động, hấp dẫn hơn |
Tác dụng việc mở rộng: hình ảnh được miêu tả chi tiết và rõ ràng, hiệu quả diễn đạt tăng cao. |
c. Tác dụng: tăng tính biểu cảm, làm cho câu văn giàu hình ảnh và giàu cảm xúc hơn.
d.
“tua tủa”: chỉ số lượng chim bay lên nhiều, nhanh.
| Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh | Nghĩa của từ “tua tủa” trong từ điển |
Giống | Đều chỉ về một sự vật nào đó | |
Khác | Chỉ về số lượng | Chỉ về hướng |
- Các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”:
+ Những ngọn giáo tua tủa như cành cây.
+ Lông của con nhím đâm lên tua tủa.
Câu 11
Câu 11 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Nêu các bước, các thao tác và ý nghĩa để tạo lập một bài viết.
Lời giải chi tiết:
- Quy trình viết: 4 bước
- Các thao tác cần thực hiện ở từng bước và ý nghĩa của từng bước là:
Các thao tác | Ý nghĩa |
Bước 1: Xác định đề tài, thu thập tư liệu. | Định hướng cho quá trình tạo lập văn bản |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản |
Bước 3: Viết bài | Trực tiếp cho ra “sản phẩm”. Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. |
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm. | Khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. “Sản phẩm” phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, … |
Câu 12
Câu 12 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức, lập bảng tóm tắt các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống và bài văn biểu cảm về con người.
Lời giải chi tiết:
| Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7) | Bài văn biểu cảm về con người (bài 10). |
Yêu cầu | + Nêu được vấn đề cần bàn luận. + Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận. + Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. + Bố cục bài viết cần đảm bảo: Mở bài: giới thiệu được về đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy. Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động. | + Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng. + Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. + Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. + Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng. Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc. Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
|
Câu 13
Câu 13 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và suy nghĩ bản thân, nêu yêu cầu việc viết tường trình.
Lời giải chi tiết:
Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu sau:
*Về bố cục, văn bản cần đảm bảo các phần sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm, thời gian viết
+ Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình.
+ Người nhận
+ Một số thông tin người viết.
+ Nội dung tường trình
+ Những đề nghị cụ thể, lời cam đoan/ lời hứa.
+ Kí tên
*Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người người viết, người gửi, người nhận và ngày, tháng, địa điểm viết tường trình.
+ Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.
+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.
Câu 14
Câu 14 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6 theo bảng.
Lời giải chi tiết:
Phương diện tóm tắt | Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ |
Vấn đề cần bàn luận | Ý nghĩa của sự tha thứ trong đời sống của con người. |
Ý kiến của người viết | Đồng tính, tán thành sự tha thứ trong cuộc sống con người mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp |
Lí lẽ | + Tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ, sẵn sàng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai. + Không ai có thể tránh được những lầm lạc nên sự bao dung tha thứ sẽ tạo động lực để sửa sai, từ đó hoàn thiện bản thân. + Nếu mãi ôm thù hận sẽ mắc kẹt trong vòng xoáy của sự căm ghét, cuộc đời đau khổ và ngột ngạt. - Sự tha thứ xoa dịu được vết thương lòng, tâm hồn bình yên. + Sự tha thứ có giá trrị khi người mắc lỗi hối cải và khắc phục lỗi lầm Học cách tự tha thứ cho mình -> sống tốt và hàn gắn cho quá khứ. + Đặt mình vào vị trí của người khác Viết thư cho người từng mắc lỗi với mình để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương |
Bằng chứng | + Phong trào viết thư với chủ để “Gửi lời xin lỗi” ở trại giam Gia Trung. + Danh ngôn của nhà văn William Arthur Ward. + Nghiên cứu của bác sĩ Ca-ren Xơ-goát. |
Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung | + Thay vì thất vọng và fhest bỏ ...hãy ngắm nhìn và yêu thích.... + Can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. |
Câu 15
Câu 15 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Chọn 2 trong 3 đề, lập dàn ý và viết mở bài cho hai đề đó.
Lời giải chi tiết:
Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.
a. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.
b. Thân bài
*Giải thích:
- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.
- Biểu hiện của sự vô cảm:
+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.
+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.
+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.
*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.
- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
*Nguyên nhân của sự vô cảm
+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.
+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.
+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.
+ Do phụ huynh quá nuông chiều.
*Tác hại của sự vô cảm
+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.
+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.
+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.
*Liên hệ, vận dụng
- Lên án các hành động vô cảm.
- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.
+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.
c.Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.
*Mở bài:
Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.
Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
a.Mở bài
- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.
- Nêu ấn tượng về nhân vật
b. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật.
*Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự xuất hiện.
- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.
*Đặc điểm của nhân vật
- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ của nhân vật.
- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
c.Kết bài
Đánh giá về nhân vật.
Mở bài:
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.
Câu 16
Câu 16: (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Phương pháp giải:
Dựa vào kinh nghiệm bản thân, trình bày những lưu ý để có một bài trình bày hấp dẫn.
Lời giải chi tiết:
- Bài trình bày cần có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc.
- Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.
- Trình bày trực tiếp, rõ ràng ý kiến của người nói về vấn đề.
- Đưa ra được lý lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Nói rõ, rành mạch và đúng thời gian quy định.
- Tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lý.
- Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi.
- Biết bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe.
Câu 17
Câu 17 (Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Lời giải chi tiết:
Dựa vào nội dung câu 15, trình bày các nội dung đó.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved