Admin FQA
30/12/2022, 13:15
Phần I
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
1. Ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh: Là kẻ bạc nhược, tồi tàn nhất trong tất cả những kẻ bẩn thỉu và bần tiện, là biểu hiện cao nhất cho sự đồi bại trong xã hội của Truyện Kiều.
2. Tác giả đã phân tích ý kiến của mình bằng cách đưa ra dẫn chứng những hành động, việc làm của Sở Khanh, các dẫn chứng ấy mang tính tăng cấp, bồi thấn và sau đó tổng hợp lại thành kết luận.
3. Phân tích làm cơ sở, dẫn chứng để đi đến kết luận, tổng hợp lại đóng vai trò khái quát, nối kết các dẫn chứng thành một hệ thống.
4. Một số đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận: Bức tranh tâm trạng, số phận của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích; Thói vô cảm của con người trong xã hội hiện nay,…
5. Phân tích trong văn nghị luận là chia tách một đối tượng thành các yếu tố để cắt nghĩa, lý giải, làm rõ các đặc điểm về đối tượng ấy.
- Yêu cầu của phân tích: chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định; đi sâu vào từng yếu tố kết hợp phân tích quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau và với chỉnh thể.
Phần II
II - CÁCH PHÂN TÍCH
* Cách phân chia đối tượng:
Ngữ liệu 1:
- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái).
- Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân:
+ Nguyễn Du chủ yếu vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền (kết quả).
+ Vì một loạt hành động gian ác, bất chính do đồng tiền chi phối... (giải thích nguyên nhân)
- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: Phân tích sức mạnh của đồng tiền
=> Thái độ phê phán của Nguyễn Du khi nói đến đồng tiền.
Ngữ liệu 2:
- Tốc độ gia tăng dân số thế giới.
- Tác động tiêu cực của gia tăng dân số tới đời sống.
* Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp:
- Tổng hợp là tiền đề để triển khai các hoạt động phân tích, nối kết, thống nhất các yếu tố. Phân tích làm sáng rõ ý kiến được tổng hợp.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Cách phân tích đối tượng trong các ngữ liệu:
a. Quan hệ nội bộ: diễn biến, cung bậc cảm xúc của Kiều như đau xót, quẩn quanh, bế tắc.
b. Quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.
Trả lời câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình II:
- Từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc (đặc biệt nổi bật ở các từ "văng vẳng", "trơ", "cái hồng nhan", "xiên ngang", "đâm toạc", "tí", "con con".
- Sử dụng từ trái nghĩa: "say" – "tỉnh", "khuyết" – "tròn", "đi" – "lại".
- Sử dụng phép lặp từ ngữ ("xuân"), phép tăng tiến ("san sẻ" - "tí" – "con con").
- Phép đảo trật tự cú pháp trong câu 5,6.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved