Admin FQA
30/12/2022, 13:17
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về trạng ngữ để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Bức tranh của em gái tôi và tìm trạng ngữ.
Lời giải chi tiết:
- 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): một hôm, kể từ hôm đó, trước khi đi thi.
=> Tác dụng: "Kể từ hôm đó" nhằm liên kết nội dung với đoạn văn trước đó.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Thử lược bỏ trạng ngữ, so sánh với lúc có trạng ngữ và nêu nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Các trạng ngữ trong câu khi bị lược bỏ sẽ khiến nội dung câu bị thiếu, không rõ ràng thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, nguyên nhân,...
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, và biểu thị thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,...
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
So sánh hiệu quả diễn đạt của từng cặp câu.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả sử dụng cách diễn đạt ở a1 và b1 là do ở 2 câu này đã sử dụng trạng ngữ đặt đầu câu bổ sung ý nghĩa cho các thành phần còn lại của câu, tạo điểm nhấn khiến câu văn hay hơn.
- Cách diễn đạt a2 và b2 đặt trạng ngữ sau câu và không phát huy tối đa hiệu quả của nó trong cách diễn đạt.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 76 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Các em lựa chọn một trong hai đề và viết thành đoạn văn ngắn.
Lời giải chi tiết:
Đoạn a:
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em nếu em không bán được diêm hay không xin được ít tiền bố thí nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Sáng hôm sau, người ta thấy bên đường có một cô bé chết cóng nhưng trên môi vẫn nở nụ cười. Cô bé bán diêm đã chết khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Đoạn b:
Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình anh em cũng như sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Ban đầu người anh đã luôn nghi ngờ và không tin tưởng người em, luôn cho rằng những việc làm của em mình là ngớ ngẩn. Nhưng sau khi biết bức tranh mà người em gái đã vẽ về mình thì mọi suy nghĩ, định kiến về em ban đầu mất hết. Kể từ khi đó, trong long người anh chỉ còn lại sự xúc động, nỗi ân hận, giằn vặt bản thân. Từ đây, người anh sẽ yêu và hiểu em mình hơn, tình cảm anh em họ sẽ trở nên gắn kết nhiều hơn nữa.
*Chú thích: trạng ngữ là phần được in đậm.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved