Admin FQA
30/12/2022, 13:17
Câu 1
Câu 1
MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ
Câu 1 (trang 24, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh. Hãy chỉ ra tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,…
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý thành phần mở rộng của vị ngữ và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Việc mở rộng thành phần vị ngữ bằng cụm từ đã làm nổi bật vẻ đẹp của buổi trưa ở rừng U Minh, tạo sắc thái biểu cảm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn hơn. Hình ảnh những con kì nhông được miêu tả rất rõ với hành động, địa điểm hay màu sắc da của nó cũng được tác giả thể hiện rất tốt.
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (trang 25, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Chủ ngữ trong các câu sau làm một cụm từ. Hãy thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn.
a. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình
b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi
c. Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề.
Phương pháp giải:
Rút gọn chủ ngữ và đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
a. Rút gọn: “Một tiếng lá” => Sau khi rút bớt chủ ngữ thì câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ sự phiếm định (một) và thời gian (lúc này)
b. Rút gọn: “Rừng ban mai" => Sau Khi rút bớt chủ ngữ thì câu sẽ mất đi ý nghĩa miêu tả, hạn định (của rừng ban mai)
c. Rút gọn: “Mấy con gầm ghì” => Sau khi rút bớt chủ ngữ thì câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ đặc điểm của sự vật (sắc lông màu xanh)
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (trang 25, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Vị ngữ trong các câu sau là một cụm từ. Hay thử rút gọn các cụm từ này và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi vị ngữ được rút gọn
a. Mắt tôi vẫn không rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia.
b. Rừng cây im lặng quá
c. Ở xứ Tây Âu, tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu, hình thù khác nhau…
Phương pháp giải:
Rút gọn vĩ ngữ và đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
a. Rút gọn: “vẫn không rời tổ ong” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm và vị trí của tổ ong (lúc nhúc trên cây tràm thấp kìa)
b. Rút gọn: “im lặng” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về mức độ của trạng thái im lặng (quá)
c. Rút gọn: “lại lợp, bện bằng rơm” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm kiểu dáng của tổ ong (đủ kiều, hình thù khác nhau)
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (trang 25, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Các câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ
a. Gió thổi
b. Không khí trong lành
c. Ong bay
Phương pháp giải:
Em hãy mở rộng vị ngữ trong câu
Lời giải chi tiết:
a. Gió trên núi thổi rất dữ dội.
b. Không khí buổi sớm hôm nay rất trong lành.
c. Ong trong rừng bay rào rào
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved