logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương

Admin FQA

21/09/2023, 12:15

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

I. Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (tác giả, bố cục, chủ đề)

1. Tác giả

Nguyễn Dữ là nhà văn, nhà thơ sống trong thế kỉ XVI, không rõ năm sinh năm mất. Ông là con cả tiến sĩ Nguyễn Đình Phiêu ờ Thạnh Miện, Hải Dương.

Sau khi đỗ Hương cống (Cử nhân), ra làm quan được độ một năm, ông xin về quê. phụng dưỡng mẹ già, đóng cửa đọc sách, viết văn làm thơ. Ông còn để lại một số ít thơ và cuốn "Truyền kì mạn lục", tất cả đều viết bằng chữ Hán.

2. Bố cục

Bố cục có thể chia làm 3 phần:

a. Phần thứ nhất: (từ đầu cho đến "nhưng việc trót đã qua rồi!"): giới thiệu về nhan sắc và những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương trong những năm tháng chàng Sinh ra trận (tiễn chồng, nhớ chồng, nuôi con. phụng dưỡng mẹ chồng, lo ma chay cho mẹ chồng chu tất). Chàng Sinh trở về chỉ vì chuyện chiếc bóng mà đánh đuổi vợ đi. Vũ Nương phải tự tử. Chẳng bao lâu sau, chàng Sinh linh ngộ, thấu nỗi oan của vợ.

b. Phần thứ hai: (từ "cùng làng với nàng" đến "đốt cây đèn thần chiếu xuống nước tôi sẽ ưở về"): Phan Lang và Vũ Nương gặp nhau trong bữa tiệc tại gác Triêu Dương của Linh Phi - vợ vua biển Nam Hải. Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đem về cho chàng Trương một chiếc hoa vàng với lời dặn xin lập đàn tràng giải oan.

c. Phần thứ ba (phần còn lại): Trương Sinh nhận chiếc hoa vàng của vợ rồi lập đàn tràng 3 ngày đêm ở bến Hoàng Giang.

3. Chủ đề

“Chuyện người con gái Nam Xương" nói lên sự xót thương đối với người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình, giữa thời chiến tranh loạn lạc.

II. Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”

Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương xinh đẹp, nết na. Trương Sinh cùng làng. mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Biết tính chồng đa nghi, nàng giữ gìn khuôn phép không để xảy ra thất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải tòng quân đi đánh giặc Chiêm. Trong buổi tiễn đưa, Vũ Nương rót chén rượu đầy đưa cho chồng và nói chỉ mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.

Chồng ra lính được một tuần thì Vũ Nương sinh được đứa con trai đặt lên là Đản. Nửa năm đã trôi qua, mẹ chồng già yếu, buồn lo rồi đau ốm. Nàng hết lòng săn sóc cơm cháo thuốc thang, ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Bệnh mỗi ngày một nặng, mẹ chồng qua đời, nàng vô cùng thương xót, mọi việc ma chay tế lễ, nàng lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.

Qua năm sau giặc tan, Trương Sinh được trở về nhà, được biết mẹ mới qua đời, con vừa học nói. Chàng bế con đi thăm mồ mẹ, đứa trẻ không chịu và quấy khóc. Nghe Sinh dỗ dành, con ngây thơ nói: "Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít". Nghe Sinh gạn hỏi, đứa bé lại nói: "Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả".

Vốn có tính ghen, nghe con nói, Trương Sinh đinh ninh là vợ hư. Chàng la um lên cho hả giận. Vợ khóc lóc phân trần, chàng càng mắng nhiếc đánh đuổi đi. Trước cảnh bình rơi trâm gãy, Vũ Nương tắm gội sạch chạy ra bốn Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than, mong thần sông linh thiêng chứng giám. Nàng nguyền, nếu đoan trang, trinh bạch xin được làm ngọc Mị Nương, làm cỏ Ngu mĩ; nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con thì xin làm mồi cho tôm cá, làm cơm cho diều quạ.

Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Chẳng bao lâu sau, một đêm vắng vẻ, ngồi dưới đèn khuya, bỗng đứa con chỉ chiếc bóng in lên vách mà nói rằng: "Cha Đàn lại đến kia kìa!". Lúc bấy giờ Trường Sinh mới thấu nỗi oan của vợ.

Lại nói chuyện Phan Lang người cùng làng, làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang. Một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy, có người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh; Phan chợt nghĩ đến chuyện mộng bèn đem thả con rùa ấy. Chẳng bao lâu sau, dưới thời Khai Đại nhà Hồ, giặc Minh sang cướp nước ta. Nhiều người sợ hãi chạy trốn, thuyền đò bị đắm, chết đuối đầy sông, trong đó có Phan Lang, xác dạt vào động Rùa ở hải đảo. Linh Phi là vợ vua Nam Hải chợt nhìn thấy, bèn nói: "Đây là vị ân nhân cứu sống ta thời xưa". Linh Phi lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ, một chốc sau Phan Lang hồi sinh.

Linh Phi trước Phan Lang vào cung nước, mở tiệc lớn ở gác Triêu Dương để đãi ân nhân. Trong bữa tiệc có nhiều mĩ nhân, áo quần thướt tha, tóc búi xể, trong đó có một người chỉ điểm qua son phấn rất giống Vũ Nương. Tiệc xong, người đàn bà ấy đến gặp Phan Lang. Vũ Nương nói lại tình cảnh mình được các nàng tiên trong cung nước thương tình mà cứu sống. Nghe Phan nhắc lại cô' hương, mồ mả tiền nhân, Vũ Nương khóc

Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, dựng 10 hạt minh châu, sai sứ Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương cũng gửi Phan chiếc hoa vàng đưa về cho Trương Sinh và dặn lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần bên Hoàng Giang thì nàng sẽ trở về.

Nhận được chiếc hoa vàng, Trương Sinh thốt lên: "Đây đúng là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi...". Sinh làm đàn tràng, đốt cây đèn thần ba ngày đêm trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương đã hiện về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa, theo sau có 50 chiếc xe cờ tán. võng lọng rực rỡ đầy sông. "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa...", tiếng Vũ Nương vọng vào, bóng nàng loang loáng mờ dần rồi biến mất. 

III. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một áng văn xuôi cổ tuy có yếu tố hoang đường, nhưng có giá trị tố cáo và chứa chan tinh thần nhân đạo. Em hãy phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về truyện ấy.

Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỉ 16, vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian? cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kì, "Truyền kì mạn lục" chứa dựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.

"Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong 'Truyền kì mạn lục” ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương thuộc tỉnh Nam Hà là ngày nay.

1. Vũ Nương là một người đàn bà nhan sắc và đức hạnh "có tư dung tốt đẹp ", tính tình "thuỳ mị nết na". Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về, sum họp gia thất. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, chồng phải đi lính đánh giặc Chiêm, Vũ Nương ờ nhà lo bề gia thất. Phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con trẻ, đạo dâu con, nghĩa vợ chồng, tình mẹ con, nàng giữ trọn vẹn, chu tất. Khi mẹ chồng già yếu qua đời, một mình nàng lo việc tang ma. phận dâu con giữ tròn đạo hiếu. Có thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề mơ tưởng "đeo ấn phong hầu", chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về "được hai chữ bình yên".

2. Cũng như số đông người phụ nữ ngày xưa, cuộc đời của Vũ Nương là những trang buồn đầy nước mắt. Năm tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh trở về, con thơ vừa học nói. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng rồi chuyện "cái bóng" từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh ngờ vực, "đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngàỵ càng sâu, không có gì gỡ ra được". Vốn tính hay ghen, lại gia trường, vũ phu, ít được học hành, Trương Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã "mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi ". Vợ phân trần, không tin; hàng xóm khuyên can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính chồng và con - những người thân yêu nhất của Vũ Nương đã xô đáy nàng đến bên bờ vực thẳm. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những năm tháng có đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng... Vũ Nương chỉ có một con đường để bảo toàn danh tiết: nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để làm sáng ngời "ngọc Mị Nương'', toả hương "cỏ Ngu mĩ".

Vũ Nương tuy không phải làm mồi cho tôm cá", được các nàng tiên trong thủy cung của Linh Phi cứu thoát. Thế nhưng, hạnh phúc của nàng ờ trần thế bị tan vỡ. “trâm gẫy bình rơi”. Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi, nhưng quyền làm mẹ. làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn nữa, Đó là nỗi đau lớn nhất của một người phụ nữ. Gần ngàn năm đã trôi qua, miếu vợ chàng Trương vẫn còn đó, đêm ngày "nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương" (Lê Thánh Tông), nhưng lời nguyền về cái chết của Vũ Nương vẫn còn để lại nhiều ám ảnh, nỗi xót thương trong lòng người. Nguyễn Dữ đã ghi lại câu chuyện cảm động thương tâm này với tất cả tấm lòng nhân đạo. Cái chết đau thương của Vũ Nương còn có giá trị hiện thực và tố cáo sâu sắc. Nó lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả. cô đơn; lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì đó đó mà "Chuyện người con gái Nam Xương ” có giá trị nhân bản sâu sắc. 
3. Phần hai của truyện đầy ắp những tình tiết hoang đường: Phan Lang nằm mộng rồi có người đem biếu con rùa xanh; Phan Lang chạy giặc, bị chết đuối, được Linh Phi cứu sống đặng trả ơn; Phan Lang gặp người làng là Vũ Nương trong bữa tiệc nơi cung Thuỷ tinh; Vũ Nương gửi đôi hoa vàng về cho chồng. Trương Sinh lập đàn tràng trên bến Hoàng Giang, đợi gặp vợ, nhưng chỉ thấy bóng Vũ Nương với năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, v.v...

Chi tiết Trương Sinh gọi vợ, rồi chỉ nghe tiếng nói ừ giữa sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa " Đó là một chi tiết, một câu nói vô cùng xót xa, đau đớn. Hạnh phúc bị tan vỡ khó mà hàn gắn được vì hai cõi âm - dương là một khoảng trống vắng mênh mông, mù mịt. Trương Sinh ân hận vì mình nông nổi, vũ phu mà vợ chết oan, bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ. Qua đó, ta thấy đằng sau cái vẻ hoang đường, câu chuyện về cái chết của Vũ Nương thấm đẫm tình cảm nhân đạo.

Nguyễn Dữ là một trong những cây bút mở đầu văn xuôi dân lộc viết bằng chữ Hán. Ông đã đi tiếp con đường của thầy mình: treo ấn từ quan, lui về quê nhà đóng cửa, viết sách Ông là nhà văn giàu tình thương yêu con người, trân trọng nền văn hoá dân tộc.

Truyền kì mạn lục " là kiệt tác của nền văn học cổ Việt Nam xứng đáng là thiên cổ kì bút”. Người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. "Chuyện người con gái Nam Xương" tố cáo hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam trong thế kỉ XVI, nêu bật thân phận và nỗi đau bất hạnh của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.

Gần 500 năm sau, “Chuyện người con gái Nam Xương" mà nỗi xót thương đối với số phận bi thảm người vợ, người mẹ như được nhân tổn nhiều lần khi ta đọc bài thơ "Miếu vợ chàng Trương" của vua Lê Thánh Tông:

"Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,

Cung nước chi cho lụy đến nàng.

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt 

Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng 

Qua đây mới biết nguồn cơn ấy

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

                                                                                       

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Cây lau chứng kiến việc nàng Vũ Nương Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Thế nhưng cho đến tận hôm nay tôi vẫn không hiểu được con người thật vĩ đại và cao cả biết bao nhưng tại sao vẫn có những lúc họ ích kỷ và nhỏ nhen làm vậy?
Đọc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Những chi tiết thoáng hé mở khả năng tránh được thảm kịch cho Vũ Nương. Nguyên nhân dẫn tới thảm kịch và bình luận về nguyên nhân cái chết đó.
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương. Cuộc đời của Vũ Nương thật là ngắn ngủi, nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ. Biết giữ gìn khuôn phép, vì vậy cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm.
Cảm nhận của em về Chuyện người con gái Nam Xương rút trong kiệt tác Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Tuy mang yếu tố hoang đường, truyền kỳ nhưng Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc. Câu văn cổ biền ngẫu, lối kể nhẹ nhàng cảm động, đầy ám ảnh. Cái tâm của Nguyễn Dữ với lòng đau xót, cảm thông như trải rộng và thấm sâu vào câu chuyện thương tâm này.
Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương và nói lên cảm nghĩ. Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương, có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved