logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào: Học tập Phạm Văn Nghĩa. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng. Em hãỵ nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.

Admin FQA

21/09/2023, 18:34

  Báo đưa tin: Phạm Văn Nghĩa, học sinh lớp 7 trường - Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò vấp, nhà ở Hóc Môn. Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ trồng trọt. Một hôm, mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì, mẹ hỏi: “Con làm gì đấy?”. Nghĩa trả lời: “Con thụ phấn cho bắp". Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm. Ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt.

  Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đáng được biểu dương, khen ngợi. Một trong số đó là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa, lớp 7, Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn hiểu thảo, ham học, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Phạm Văn Nghĩa đã trở thành một hiện tượng. Để phát huy những tấm gương như thế, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa và đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt liệt của các bạn học sinh. Qua hiện tựợng Phạm Văn Nghĩa, trước hết, em thấy Nghĩa là một người con biết thương mẹ vì bạn ấy thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt. Hơn thế nữa. Nghĩa mới học lớp 7 nên công việc đồng áng cũng không hề dễ dàng, vậy mà bạn vẫn thường xuyên giúp đỡ mẹ. Điều này càng chứng tỏ tấm lòng hiếu thảo của Nghĩa. Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Nghĩa biết dựa vào những kiến thức đã được các thầy cô giáo dạy ở trường để ứng dụng ngay trên mảnh đất nhà mình. Các bạn học sinh ở độ tuổi của Nghĩa có thể đều đã được học về cách thụ phấn của bắp nhưng chắc hẳn rất ít bạn biết ứng dụng vào đời sống. Chính lòng ham học và sự linh hoạt, năng động của Nghĩa đã giúp bạn thành công. Vụ thu hoạch bắp của nhà bạn năm ấy đã đạt năng suất cao hơn mọi năm. Như thế, Nghĩa vừa học thêm được một bài học từ việc kiểm nghiệm thực tế, vừa tăng thêm lợi ích về mặt kinh tế cho gia đình. Qua đây, em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học với hành. Thêm vào đó, Nghĩa còn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. Việc làm ấy giúp em thấy thêm được ở Nghĩa sự sáng tạo. Với sự sáng tạo. của mình, Nghĩa lại một lần nữa giúp mẹ giảm bớt khó khăn trong lao động và những việc làm của Nghĩa càng trở nên thiết thực hơn.

  Có thể nói, mọi thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích. Những việc làm của Nghĩa rất đỗi bình thường nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng to lớn. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào Học tập Phạm Văn Nghĩa vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất cứ ai cùng có thể làm được như thế. Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha me. có ý thức học tập kết hợp với thực hành, có đầu óc sáng tạo; đó là những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Nếu mọi học sinh đều làm được như ban Nghĩa thì đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm chí là phạm tội. Các kiến thức được học sẽ không còn trên lí thuyết sách vở nữa mà sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mỗi người học sinh và cho cả những người xung quanh Phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” là một phong trào thiết thực, có ý nghĩa to lớn và cần nhận được sự ủng hộ từ tất cả các bạn học sinh.

  Phạm Văn Nghĩa là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, đầu óc sáng tạo và là minh chứng tiêu biểu cho lối học kết hợp giữa học và hành. Em cũng tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập thật tốt và biết cách vận dụng kiến thức vào đời sống một cách linh hoạt giống như bạn Nghĩa để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp đỡ mọi người xung quanh.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Nghị luận “Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc” “ Uống nước nhớ nguồn ” Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân ? “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước,mạch nước từ núi,từ rừng ra suối,ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông,không bao giờ cạn.Thứ nước khởi thủy đó trong mát,tinh khiết nhất.Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy
Trong chương trình Giáo dục và Đào tạo lớp 9 Trung học cơ sở Tình cảm là thứ không thể gò ép, bắt buộc. Song cũng cần nhìn nhận rằng bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Bất cứ nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức thì đều đáng trân trọng.
Nitsơ cho rằng: Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ. Nhà văn Nam Cao lại cho rằng: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Suy nghĩ về hai câu nói. Ý kiến của Nitsơ có giọng điệu mang đậm màu sắc của chủ nghĩa phát xít. Câu nói đề cao lối sống vì mục đích bất chấp tất cả để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình. Ý kiến của Nam Cao đặt tình thương, trách nhiệm của con người lên trên tất cả. Đó là tiêu chuẩn trên hết xác định tư cách con người.
Bước vào thế kỉ mới nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẻ cản trở sự phát triển của đất nước trích Vũ Khoan - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Suy nghĩ của em về vấn đề trên. Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức - sùng, bác bỏ, tẩy chay, chê bai - bài các yếu tố bên ngoài - ngoại. Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu ngoại là các yếu tố nước ngoài.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved