Admin FQA
21/09/2023, 21:54
Để phục thù, tháng 12-1287, Thoát Hoan lại mang 50 vạn quân thủy bộ sang đánh nước ta. Quân giặc chia làm 3 cánh ào ạt tiến sang: một cánh từ Quảng Tây tiến vào vùng Lạng Sơn do Thoát Hoan thống lĩnh, một cánh từ Vân Nam theo đường sông Hồng do Ái Lỗ (A-rúc) chỉ huy: cánh thứ ba gồm hàng nghìn chiến thuyền do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp làm tiên phong, Trương Văn Hổ đốc lương.
Vua Trần Nhân Tông hỏi Trần Quốc Tuấn: “Thế giặc năm nay thế nào” , “ Vị thống soái tài ba đã nói: "Quân ta đã quen chiến trận. Thế giặc năm nay nhàn" (dễ đánh).
Thoát Hoan và Ái Lỗ đánh chiếm Vạn Kiếp và Kinh thành Thăng Long. Thủy binh giặc tiến vào cửa sông Bạch Đằng, tướng Trần Khánh Dư chặn đánh nhưng bị thất bại. Ô Mã Nhi thừa thắng tiến thắng về Thăng Long, Vạn Kiếp để hội quân với Thoát Hoan. Hàng nghìn thuyền tải lương của giặc do Trương Văn Hổ chỉ huy lúc bấy giờ mới vào đến cửa ải Vân Đồn. Chúng tưởng như đi vào chỗ không người. Trần Khánh Dư đã mưu trí lập trận địa mai phục. Một trận đánh lớn đã diễn ra: hàng vạn giặc bị tiêu diệt, hàng nghìn chiến thuyền và mấy chục vạn lộc lương bị quân ta cướp lấy hoặc đốt cháy, nhấn chìm xuống đáy bể. Trương Văn Mổ thoát chết, bạt vía kinh hồn chạy về Khâm Châu trên một chiếc thuyền tơi tả.
Được tin cánh thủy quân đã bị tiêu diệt, và trước sức mạnh phản công như vũ bão của quân ta, mùa hè 1288, Thoát Hoan vô cùng hoảng sợ, vội vã bỏ Thăng Long chạy về Vạn Kiếp trong tình thế cực kì khốn quẫn.
Chiến thắng Vân Đồn là chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược to lớn. Nó đã giáng một đòn chí mạng vào chiến lược hợp vây thủy bộ của Thoát Hoan, và làm thất bại ngay từ đầu kế hoạch hậu cần của giặc, dồn chúng vào những khó khăn không thể nào khắc phục nổi về mặt lương thực.
Tên tuổi danh tướng Trần Khánh Dư đã gắn liền với chiến thắng Vân Đôn bất tử.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved