logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

5. Chủ đề 5. Ôn tập về kí

Admin FQA

30/12/2022, 13:17

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Lý thuyết

1. Lý thuyết về kí, hồi kí

Yếu tố

Kí

Du kí

Hồi kí

Khái niệm

Là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực

Là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình

Chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khức

Đặc điểm

Có kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc

Phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến

Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời tác giả.

Người kể

Thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Có thể xưng “tôi”, có vai trò như người kể chuyện. Khi kể, tác giả kết hợp trình bày suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình về sự việc

Mạch kể

Sự việc thường kể theo trình tự thời gian

 

2. Khái quát nội dung chính các văn bản

Văn bản

Tác giả

Xuất xứ

Nội dung chính

Giá trị nghệ thuật

Lao xao ngày hè

Duy Khán (1934 - 1993)

Trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987

Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.

 

- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhiều yếu tố dân gian.

- Lời văn giàu hình ảnh.

- Sử dụng nhiều phép tu từ.

Thương nhớ bầy ong

Huy Cận (1919-2005)

Tác giả đặt tên là Tổ ong "trại" trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

- Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập. 

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

Một năm ở tiểu học

Nguyễn Văn Hiến (1912 - 1984)

Trích trong chương IV, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, 1993.

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể điều đó khiến việc học đã bỏ phí nhiều nhưng với nhân vật tôi nó cũng có những lợi ích nhất định về thể chất và tính tình.

- Hồi kí kết hợp biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, liệt kê.

- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.

 

Đề giải

Câu 1: Trong văn bản Lao xao, tác giả miêu tả cảnh sắc gì?

A. Thiên nhiên thành phố

B. Thiên nhiên làng quê

C. Cảnh làng chài ven biển

D. Cảnh lễ hội trên núi cao

Câu 2: Lý do nào khiến tác giả viết được Lao xao hấp dẫn và hay tới vậy?

A. Bằng sự quan sát kĩ càng, tỉ mỉ

B. Vốn hiểu biết phong phú về các loài chim ở đồng quê

C. Tình cảm yêu mến cản sắc quê hương

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Câu nào không phải là thành ngữ xuất hiện trong văn bản Lao xao?

A. Cụ bảo cũng không dám đến

B. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn

C. Dây mơ rễ má

D. Kẻ cắp gặp bà già

Câu 4: Trong văn bản Thương nhớ bầy ong, sự khác biệt giữa những đõ ong hiện tại và quá khứ xuất hiện từ lúc nào?

A. Sau khi bố của nhân vật tôi bán hết ong

B. Sau khi ông của nhân vật tôi mất

C. Sau khi đàn ong bị ném đất vụn lên

D. Sau khi chú của nhân vật tôi mất

Câu 5: Trong văn bản Thương nhớ bầy ong, từ “trại” trong câu văn Mấy lần ong trại nghĩa là gì?

A. Đàn ong hỗn loạn, mất trật tự

B. Đàn ong chết hết

C. Cả đàn ong bỏ đi làm tổ nơi khác

D. Một phần đàn ong bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa

Câu 6: Câu văn “Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu” được hiểu là?

A. Nhà thơ không bao giời bịa đặt

B. Nhiều nhà thơ viết về đất đá

C. Vạn vật trên đời đều có linh hồn và cảm xúc

D. Nhà thơ viết về linh hồn của đất đá rất hay

Câu 7: Trong văn bản Một năm ở tiểu học, nhân vật “tôi” có hoàn cảnh như thế nào?

A. Cha mất, mẹ đi bước nữa, ở với họ hàng

B. Cha mất, ở với bà và mẹ

C. Mồ côi cha mẹ và sống cùng ông bà

D. Mất hết người thân thích

Câu 8: Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, tại sao mẹ lại không thể quản lí việc học hành của nhân vật “tôi”?

A. Do mẹ không biết chữ

B. Do mẹ không thích con trai đi học

C. Do mẹ tìm hiểu thông tin từ giáo viên

D. Do mẹ không quan tâm

Câu 9: Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở tiểu học?

A. Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích

B. Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ

C. Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10: Biện pháp nghệ thuật không sử dụng trong văn bản Một năm ở tiểu học?

A. Kết hợp các biện pháp tu từ

B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng

C. Hồi kí đan xen tự sự, miêu tả, biểu cảm

D. Giọng văn đậm chất trữ tình

Hướng dẫn giải

1 - B2 - D3 - A4 - B5 - D
6 - C7 - B8 - A9 - B10 - B

Câu 1:

Trong văn bản Lao xao, tác giả miêu tả cảnh sắc gì?

A. Thiên nhiên thành phố

B. Thiên nhiên làng quê

C. Cảnh làng chài ven biển

D. Cảnh lễ hội trên núi cao

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Lao xao ngày hè

Lời giải chi tiết:

Tác giả miêu tả cảnh sắc thiên nhiên làng quê

=> Đáp án: B

Câu 2:

Lý do nào khiến tác giả viết được Lao xao hấp dẫn và hay tới vậy?

A. Bằng sự quan sát kĩ càng, tỉ mỉ

B. Vốn hiểu biết phong phú về các loài chim ở đồng quê

C. Tình cảm yêu mến cản sắc quê hương

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Lao xao ngày hè, nhớ lại nghệ thuật của văn bản

Lời giải chi tiết:

Tất cả những yếu tố trên đều góp phần làm nên thành công cho văn bản

=> Đáp án: D

Câu 3:

Câu nào không phải là thành ngữ xuất hiện trong văn bản Lao xao?

A. Cụ bảo cũng không dám đến

B. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn

C. Dây mơ rễ má

D. Kẻ cắp gặp bà già

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Lao xao ngày hè

Lời giải chi tiết:

Cụ bảo cũng không dám đến là thành ngữ không xuất hiện trong văn bản

=> Đáp án: A

Câu 4:

Trong văn bản Thương nhớ bầy ong, sự khác biệt giữa những đõ ong hiện tại và quá khứ xuất hiện từ lúc nào?

A. Sau khi bố của nhân vật tôi bán hết ong

B. Sau khi ông của nhân vật tôi mất

C. Sau khi đàn ong bị ném đất vụn lên

D. Sau khi chú của nhân vật tôi mất

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Thương nhớ bầy ong

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt giữa những đõ ong hiện tại và quá khứ xuất hiện từ lúc sau khi ông của nhân vật tôi mất

=> Đáp án: B

Câu 5:

Trong văn bản Thương nhớ bầy ong, từ “trại” trong câu văn Mấy lần ong trại nghĩa là gì?

A. Đàn ong hỗn loạn, mất trật tự

B. Đàn ong chết hết

C. Cả đàn ong bỏ đi làm tổ nơi khác

D. Một phần đàn ong bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Thương nhớ bầy ong

Lời giải chi tiết:

Mấy lần ong trại: một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa

=> Đáp án: D

Câu 6:

Câu văn “Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu” được hiểu là?

A. Nhà thơ không bao giời bịa đặt

B. Nhiều nhà thơ viết về đất đá

C. Vạn vật trên đời đều có linh hồn và cảm xúc

D. Nhà thơ viết về linh hồn của đất đá rất hay

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Thương nhớ bầy ong

Lời giải chi tiết:

Câu văn “Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu” được hiểu là vạn vật trên đời đều có cảm xúc và linh hồn

=> Đáp án: C

Câu 7:

Trong văn bản Một năm ở tiểu học, nhân vật “tôi” có hoàn cảnh như thế nào?

A. Cha mất, mẹ đi bước nữa, ở với họ hàng

B. Cha mất, ở với bà và mẹ

C. Mồ côi cha mẹ và sống cùng ông bà

D. Mất hết người thân thích

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Một năm ở tiểu học

Lời giải chi tiết:

Cha của cậu bé đã mất, cậu sống cùng bà và mẹ

=> Đáp án: B

Câu 8:

Trong văn bản Một năm ở Tiểu học, tại sao mẹ lại không thể quản lí việc học hành của nhân vật “tôi”?

A. Do mẹ không biết chữ

B. Do mẹ không thích con trai đi học

C. Do mẹ tìm hiểu thông tin từ giáo viên

D. Do mẹ không quan tâm

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Một năm ở tiểu học

Lời giải chi tiết:

Mẹ ngày nào cũng đi từ sáng sớm, tối mịt mới về, không biết chữ nên không thể kiểm soát tự học

=> Đáp án: A

Câu 9:

Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở tiểu học?

A. Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích

B. Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ

C. Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Một năm ở tiểu học

Lời giải chi tiết:

Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ

=> Đáp án: B

Câu 10:

Biện pháp nghệ thuật không sử dụng trong văn bản Một năm ở tiểu học?

A. Kết hợp các biện pháp tu từ

B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng

C. Hồi kí đan xen tự sự, miêu tả, biểu cảm

D. Giọng văn đậm chất trữ tình

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản Một năm ở tiểu học

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh ước lệ, tượng trưng là biện pháp nghệ thuật không được sử dụng

=> Đáp án: B

Fqa.vn

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved