logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Tổng hợp 5 cách kết bài cho tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Admin FQA

30/12/2022, 13:18

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

KB 1

    Trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", thi hào Nguyễn Du tỏ ra rất tài hoa trong việc tả cảnh, tả tâm lí nhân vật. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều, khiến người đọc thực sự xúc động, xót xa cho số phận bất hạnh của người con gái tài sắc ấy. Cảnh và tình cứ đan xen, hoà quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất trong “Truyện Kiều".

KB 2

       Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt, có "ma đưa lối, quỷ đem đường", đối với Kiều đang ở phía trước. Đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" như chứa đầy lệ. Lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi. buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa vì thương nhớ mẹ cha, lo sợ cho thân phận, số phận mình. Lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà bạc mệnh.

KB 3

      Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc đồng thời thể hiện tấm lòng nhân hậu, cảm thương chia sẻ của Nguyễn Du với nỗi đau của Thúy Kiều.

 

KB 4

     Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật kết hợp bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện đã làm nổi bật cảnh ngộ của Kiều và chứng tỏ được tài năng và trái tim biết sẻ chia, biết yêu thương của Nguyễn Du đối dành cho nhân vật và cho cuộc đời. Chính hồn thơ ấy, trái tim ấy đã đi vào tâm tưởng bao thế hệ, đưa chúng ta đến bao cảm xúc khác nhau, khiến ta chẳng thể nao quên như nghĩa tình đậm đà của nhà thơ Tố Hữu đối với đại thi hào này:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân,

Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều.

KB 5

      Trong đoạn thơ này, chúng ta nhận ra được một đặc điểm trong bút pháp Nguyễn Du: cảnh và tình bao giờ cũng hoà hợp, tả cảnh là để tả tình, trong tả cảnh đã có tả tình. Truyện Kiều có hơn ba ngàn câ, đoạn trích ở trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong kiệt tác đó. Nhưng đây là đoạn thơ được nhiều người biết đến và quý trọng nhất, vì cái tài lớn của nhà thơ, nhưng trước hết là vì cái tình lớn của nhà thơ đối với nhân vật, đối với con người, đối với cuộc đời.

 

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Tổng hợp 5 cách mở bài cho tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" hay nhất
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved