Admin FQA
07/09/2023, 16:08
Nội dung câu hỏi:
Thực trạng về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
Phương pháp giải:
- Dựa vào ngữ liệu tham khảo phần trên và các bước để tạo lập một bài viết.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xác định và đánh giá thực trạng bạo lực học đường ở một bộ phận các bạn học sinh Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn. Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Mở đầu:
Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1 Khái niệm bạo lực học đường.
- Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.
2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất
a. Thực trạng
- Theo các kết quả nghiên cứu, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng sáu tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt nạt, đặt điều, sỉ nhục…) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) là 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…) chiếm 19 %. (Viện nghiên cứu Y – xã hội, 2014)
-> Như vậy, tình trạng bạo lực học đường diễn ra tương đối phức tạp trên địa bàn Hà Nội và có chiều hướng đa dạng hơn các hình thức bạo lực học đường truyền thống.
b. Nguyên nhân
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết là do ý thức của các bạn học sinh còn kém, các bạn muốn thể hiện cá tính, bản thân mình hơn người nên dùng bạo hành và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Tình trạng bạo hành học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo hành; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung vàgây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, bạn bè xung quanh, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo hành để giải quyết vấn đề. Ngoài ra chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi bản thân, đóng góp có ích cho trường lớp, giúp cho môi trường sư phạm phát triển bền vững, sống có ước mơ, khát vọng, lí tưởng, biết vươn lên để thực hiện những ước mơ, hoài bão đó.
c. Đề xuất
- Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
3. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved