logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trả lời câu hỏi 3 trang 16

Admin FQA

20/09/2023, 10:07

1. Nội dung câu hỏi

Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)

 

2. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về thơ Đường luật.

 

3. Lời giải chi tiết

- Bố cục hai phần:

+ Câu 1 – 2: tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng

+ Câu 3 – 4: khắc hoạ hình ảnh con người ưu tư vì dân vì nước.

- Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”. Luật: Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường.

- Vần chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (xa – hoa – nhà).

- Nhịp: cách ngắt theo nhịp 3/4 ở câu đầu “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau. Sự chuyển nhịp này góp phần tạo nét sinh động, duyên dáng cho bài thơ.

- Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đổi cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trả lời câu hỏi 2 - Suy ngẫm và phản hồi trang 32 Trả lời câu hỏi 2 - Suy ngẫm và phản hồi trang 32
Trả lời câu hỏi 3 - Suy ngẫm và phản hồi trang 53 Trả lời câu hỏi 3 - Suy ngẫm và phản hồi trang 53
Trả lời câu hỏi 4 trang 16 Trả lời câu hỏi 4 trang 16
Trả lời câu hỏi 5 - Hướng dẫn phân tích trang 39 Trả lời câu hỏi 5 - Hướng dẫn phân tích trang 39
Trả lời câu hỏi 4 - Suy ngẫm và phản hồi trang 51 Trả lời câu hỏi 4 - Suy ngẫm và phản hồi trang 51
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved