Admin FQA
22/12/2023, 11:31
Nội dung câu hỏi:
Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản, xác định khổ thơ chứa từ này và bằng kiến thức cá nhân giải nghĩa từ đúng để rút ra điểm đặc biệt.
Lời giải chi tiết:
- Từ “dợn dợn” có điểm đặc biệt đó là: “dợn” là hình ảnh mặt nước chuyển động nhỏ, lên xuống rất nhẹ khi bị xao động. Ở câu thơ này, lòng nhớ quê hương bỗng dợn lên như sóng tâm hồn, khi phóng tầm mắt nhìn (vời trông) ra con nước mênh mông, nhưng không phải chỉ dợn lên một lần rồi thôi, mà là dợn dợn nghĩa là xao động liên tục. Đây là dụng ý của tác giả, không thể thay thế bằng từ nào khác.
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved