logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trả lời câu hỏi - Phần Viết trang 150

Admin FQA

24/10/2023, 13:49

Nội dung câu hỏi: 

Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.

Đề 2. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng). 

 

Phương pháp giải:

Lựa chọn 1 trong hai đề để viết bài văn.


Lời giải chi tiết:

Đề 1:

Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện “Trái tim Đan-kô” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.

Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm. Và anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và dơ cao lên.
Ngọn lửa trong trái tim Đan-kô đã xua tan đi mây mù và anh đã dẫn mọi người chạy ra khỏi khu rừng tối tăm này. Anh đã đưa được mọi người ra ngoài và sau đó gục xuống chết. Bằng cách đổi lấy sinh mạng của mình, anh ấy đã mang trái tim ấm áp, một lòng tốt của một trái tim dũng cảm soi sáng dẫn đường cho đoàn người. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.

Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm “Trái tim của Đan-kô” của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.

Đề 2: 

Khai thác bối cảnh lịch sử Thăng Long trong những năm bị cai trị bởi bạo quân Lê Tương Dực, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã viết lên vở kịch Vũ Như Tô, vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Vũ Như Tô, một người nghệ sĩ thiên tài có khát vọng cao cả nhưng vì mượn quyền lực và tiền bạc của bạo chúa mà trở thành đối tượng căm thù của nhân dân, bi kịch của Vũ Như Tô được thể hiện tập trung qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật cùng khát vọng nghệ thuật chân chính, cao siêu nhưng lại đối đầu trực tiếp với những lợi ích thiết thực của nhân dân. Đó là mâu thuẫn giữa tài năng, khát khao sáng tạo nghệ thuật với hiện thực phũ phàng, éo le của cuộc sống, xã hội.

Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài, tài năng của ông được Nguyễn Huy Tưởng khắc họa bằng đầy sinh động, người nghệ sĩ ấy có thể “sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vòm mây mà không hề tính sai một viên gạch”. Tài năng của Vũ Như Tô được Đan Thiềm đáng giá là cái tài trời, và tài năng ấy có thể điểm tô cho đất nước với những công trình vĩ  đại.

Vũ Như Tô là người có khát vọng cao cả, thuần túy, ông mong muốn xây dựng được một công trình tráng lệ có thể “tranh tinh xảo với hóa công”, sánh ngang cùng nhật nguyệt. Cửu Trùng Đài là kết tinh tài năng, tâm huyết của cả đời người nghệ sĩ ấy. Kể từ khi xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô đã sống cùng Cửu Trùng Đài, chết cùng Cửu Trùng Đài, cả linh hồn và hy vọng sống của ông cũng đặt vào công trình nghệ thuật đặc biệt đấy. Để cuối cùng khi bạo quân kéo đến, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô kiên quyết không rời nửa bước, bất chấp cả những nguy hiểm về tính mạng “ Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây tôi còn đi  đâu được”.

Đó còn là người nghệ sĩ có bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ không chịu khuất phục trước quyền lực. Vũ Như Tô kiên quyết không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài theo lệnh của Lê Tương Dực, chỉ khi nghe Đan Thiềm khuyên mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật lớn lao thì Vũ Như Tô mới chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, bạo chúa bị giết, bất chấp tính mạng của bản thân, bỏ qua lời khuyên bỏ trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài nửa bước.

Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người bị hiểu lầm, vì mượn tiền bạc và quyền lực của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài mà Vũ Như Tô vô tình trở thành kẻ thù của nhân dân, trở thành nạn nhân của cuộc bạo loạn. Trong nhận thức của nhân dân, vua trở nên xa xỉ cũng vì xây Cửu Trùng Đài, cuộc sống lầm than đau khổ cũng vì xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người trực tiếp xây dựng Cửu Trùng Đài nên ông cũng trở thành đối tượng của bạo tàn. Chỉ có Đan Thiềm là người duy nhất hiểu và trân trọng con người ngay thẳng, tài năng thiên tài ở người nghệ sĩ ấy.

Bi kịch của Vũ Như Tô còn là bi kịch vỡ mộng của người nghệ sĩ.  Cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông vẫn không dám tin những việc mình làm cho nghệ thuật lại là tội ác đối với nhân  dân. Vũ Như Tô một mực khẳng định mình không có tội, ông cũng không thể hiểu vì sao xây dựng Cửu Trùng Đài lại là việc làm hại nước hại dân. Hình ảnh Vũ Như Tô tuyệt vọng giữa sự cuồng lộ của đám quân bạo loạn trở nên đáng thương hơn bao giờ hết. Những lời thanh minh từ đáy lòng của ông không những không được lắng nghe mà còn bị sỉ nhục, chửi mắng thậm tệ.

Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được sự trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời, giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu của người nghệ sĩ với lợi ích thiết thực của nhân dân.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trả lời câu hỏi 8 trang 148 Trả lời câu hỏi 8 trang 148
Trả lời câu hỏi 1 trang 149 Trả lời câu hỏi 1 trang 149
Trả lời câu hỏi 5 trang 150 Trả lời câu hỏi 5 trang 150
Trả lời câu hỏi 6 trang 150 Trả lời câu hỏi 6 trang 150
Trả lời câu hỏi 9 trang 150 Trả lời câu hỏi 9 trang 150
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved