logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu, người mẹ đã nói với con về một định luật trong cuộc sống. Anh, chị có đồng ý với định luật đó không? Hãy nêu suy nghĩ của mình.

Admin FQA

21/09/2023, 18:38

Tiếng vọng rừng sâu

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người’'. Khu rừng có tiếng vọng lại: Tôi ghét người Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi! đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thi ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thi người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thi người cũng yêu thương con".

 Giải thích vấn đề

Mối quan hệ giữa cá nhân và những người khác trong xã hội là mối quan hệ hai chiều (biện chứng). Những gì ta nhận đều là kết quả của những gì ta đã làm cho điều gì, sẽ nhận được điều đó.

Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con.

Ghét không chỉ là trong thái độ tình cảm mà cả trong cách ứng xử, trong hành động: Nếu một ai đó làm những điều không tốt, đối xứ với người khác bằng sự ích kỉ, vụ lợi, hay thực hiện hành động vì động cơ xấu thì chính họ sẽ phải nhận những gì họ đã gieo, đó là sự không thanh thản trong tâm hồn, hay những thái độ, hành động không tốt của người khác đáp trả lại. Như vậy, vô tình chính họ đang làm hại bản thân.

Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.

Quy luật này cũng chính là lời khuyên, là mong mỏi của người mẹ đối với con. Thương yêu mọi người, đối xử tốt với mọi người sẽ được mọi người yêu thương và đối xử tốt, như quan niệm truyền thống: “ở hiền gặp lành”.

Chứng minh định luật cho - nhận trong cuộc sống

Học sinh tìm dẫn chứng trong thực tế để chứng minh.

Bình luận vấn đề

Đây là một ý kiến đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc:

Nó hướng con người đến cách sống tốt, giàu yêu thương, có trách nhiệm trước thái độ và hành động của bản thân với cộng đồng.

Bổ sung:

Tuy nhiên, cũng có trường hợp những gì mà ta nhận về không phải luôn tương ứng với những gì ta đã cho đi, hay có những người “gieo gió” không hẳn đã “gặt bão”, nhưng không vì thế mà tính toán trong cách sống, sống tốt luôn luôn phải là bản chất, là sự tự nhiên không gò bó hay gượng ép.

Liên hệ bản thân, những bài học rút ra cho chính mình

Cho điều gì sẽ nhận được điều đó: Nếu ta yêu thương người thì người sẽ yêu thương ta.

Gieo gió ắt gặt bão: Ta thù ghét người thì người cũng thù ghét ta.

Lưu ý: Phần giải quyết vấn đề, học sinh cũng có thể làm theo cách kết hợp các thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh...) trong từng luận điểm.

 Trích:

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tục ngữ ca dao, dân gian đã sử dụng biểu tượng ẩn dụ một cách sâu sắc, ý vị, để gửi gắm một lời khuyên, để nêu lên một bài học đạo lí, đúc kết một kinh nghiệm ứng xử giàu tính nhân văn.
Nhà thơ Tố Hữu từng viết Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung cùa xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?
Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời. Trích Cicero. Câu nói đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống con người. Tác giả đặt ra mối tương quan giữa hai yếu tố: trừu tượng và cụ thể, vật chất và tinh thần
Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân. Như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương mọi người như thế; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cái mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.
Phân tích bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn...mới là đạo con. Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved