logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Trong tiểu đội nọ có một người lính bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng cần nói nhiều, anh chỉ buông một câu: Tôi ở đây để chiến đấu chứ có phải để thi chạy đâu. Câu chuyện trên gợi cho anh,chị những suy nghĩ gì?

Admin FQA

21/09/2023, 18:32

      Hiểu được ý nghĩa câu chuyện

      Câu chuyện nói về một người lính bị khuyết tật. Câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng thật đầy ý nghĩa:

      Công việc chủ yếu của người lính là chiến đấu - một công việc đòi hỏi cao về mặt tinh thần và thể chất. Với thân thể không lành lặn, anh thanh niên đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ chiến đấu. Hành động này của anh làm cho ta vô cùng khâm phục.

      Tìm hiểu kĩ hơn ta thấy: khó khăn lớn nhất đối với người tàn tật là phải đối mặt với mặc cảm tự ti. Họ thường cảm thấy mình không bằng người khác, thua kém bạn bè do đó dẫn đến mất tự tin. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và thành quả lao động của họ.

      Để thành công trong cuộc sống, đòi hỏi người tàn tật phải vượt qua mặc cảm tự ti. Đây là một điều thực sự khó khăn -> Câu trả lời của anh lính cho thấy một điều: Anh đã vượt qua chính mình — đã chiến thắng được bản thân; hoàn toàn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của mình.

      Nêu suy nghĩ và bài học

      Câu chuyện cho ta bài học hữu ích trong cuộc sông. Tật nguyền không phải là rào cản quan trọng của sự thành công. Một khi vượt qua mặc cảm. có thái độ sống tích cực, người khuyết tật có thể đạt được thành công như bất kì người bình thường nào khác. Không nên mặc cảm tự ti.

      Khỉ đánh giá một con người, không chỉ căn cứ vào sức mạnh thể chất mà quan trọng hơn đó còn là tài năng,ý chí, phẩm chất...

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Trong xã hội hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ có còn những lí tưởng sống cao đẹp? Em hãy viết đoạn văn bày tỏ ý kiến của bản thân Có một vấn đề đặt ra trong thời đại ngày nay với sự bùng nổ của thông tin, với những bước tiến thần kì của khoa học kỹ thuật, với sự phát triển chóng vánh của nền kinh tế thị trường; những người trẻ trong xã hội ta còn có mơ ước, có còn lý tường sống cao đẹp, có còn lý tưởng cách mạng không?
Hãy giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Bước vào thế kỉ mới nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẻ cản trở sự phát triển của đất nước trích Vũ Khoan - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Suy nghĩ của em về vấn đề trên. Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức - sùng, bác bỏ, tẩy chay, chê bai - bài các yếu tố bên ngoài - ngoại. Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu ngoại là các yếu tố nước ngoài.
Nêu suy nghĩ của em về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng. Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.
Phân tích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách. Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhăm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved