logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Ý nghĩa hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Admin FQA

30/12/2022, 13:16

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu nhà thơ Thanh Thảo

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Đàn ghi ta là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha, nó có tên gọi khác là Tây Ban cầm, như vậy, tiếng đàn là biểu trưng cho đất nước Tây Ban Nha.

- Trong lời đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: tiếng đàn ghi ta gắn bó với vận mệnh, là tâm hồn, là những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

- Ở khổ thơ đầu, chuỗi âm thanh tiếng đàn vang lên da diết “li la li la ...” gợi hình ảnh người người nghệ sĩ say sưa trong nghệ thuật, gợi không gian tràn ngập âm nhạc của Tây Ban Nha.

- Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật của Lor – ca lung linh như bọt nước, nhưng lại có thể vỡ tan bất cứ lúc nào, hình ảnh như điềm báo cho số phận ngắn ngủi của Lor – ca.

- Tiếng đàn là thế giới giới của những cách tân nghệ thuật mà Lor – ca say mê:

+ “tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy”: màu nâu có thể là màu của vỏ đàn, của đất đai quê hương, của đôi mắt, màu da, mái tóc cô gái, Lor – ca sáng tác vì quê hương, tình yêu, vì tình yêu, vì chính nghệ thuật.

+ “tiếng ghi ta lá xanh”: nghệ thuật của Lor – ca luôn dồi dào sức sống tuổi trẻ.

+ “tiếng ghi ta tròn bọt”: gợi đến thứ nghệ thuật trong trẻo, hoàn mĩ, tuyệt đích

- Thế nhưng, tiếng tiếng ghi ta - nghệ thuật của Lor – ca lại chịu số phận đau thương:

+ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: dù đẹp, dù lung linh nhưng nghệ thuật ấy lại “vỡ tan” dưới tay bọn phát xít tàn ác.

“tiếng ghi ta tòng ròng/ máu chảy”: tiếng ghi ta như hòa làm một với người nghệ sĩ, chịu chung nỗi đau, cái chết với người nghệ sĩ. Đó là sự gắn bó giữa người nghệ sĩ và nghệ thuật. Câu thơ cũng thể hiện sự phẫn uất của tác giả trước cái chết mà bọ phát xít gây ra cho Lor – ca.

- Sau khi Lor – ca chết đi, tiếng ghi ta – nghệ thuật Lor – ca vẫn không thể bị chôn vùi, thậm chí còn có sức sống mãnh liệt: “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.

+ Nhưng có thể hiểu hai dòng thơ trên: sau khi Lor – ca mất, không còn ai bước tiếp con đường cách tân nghệ thuật, khiến nghệ thuật như bị bỏ hoang. Ý thơ thể hiện sự xót xa của tác giả trước cái chết của nghệ thuật.

- “Lor – ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”: chiếc ghi ta – nghệ thuật chính là phương tiện để Lor – ca từ giã thế giới hữu hạn đến với thế giới vô hạn. Chiếc ghi ta như hóa thành thứ vũ khí đầy quyền năng của người nghệ sĩ.

- Âm thanh tiếng đàn cuối bài thơ: kết cấu đầu cuối tương ứng, là sự vang vọng mãi tiếng đàn của Lor – ca trong lòng tác giả và những người yêu nghệ thuật chân chính. Là sự vĩnh cửu của nghệ thuật.

3. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Bài mẫu

    Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng long đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Bên cạnh việc tái hiện thành công hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo còn thể hiện xuất sắc hình tượng tiếng đàn. Một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa và giàu giá trị nghệ thuật.

                                                  những tiếng đàn bọt nước

                                                  Tây Ban Nha áo chàng đỏ gắt

   Hình tượng tiếng đàn trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca là một sáng tạo độc đáo, xuất sắc của Thanh Thảo mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Tiếng đàn vừa là hình ảnh biểu tượng cho Lor - ca, người nghệ sĩ bác mệnh, vừa là hình ảnh biểu tượng cho nghệ thuật. 

   Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta, niềm tự hào của Tây Ban Nha với hình ảnh áo choảng đỏ gắt - áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót - một biểu tượng của Tây Ban Nha. Tiếng đàn vốn thuộc về trường thính giác, nhưng dưới cái nhìn của Thanh Thảo nó đã được hữu hình hóa tựa như những bọt nước. Bọt nước gợi ra hình ảnh của những âm thanh tròn trịa, trong trẻo, thanh khiết nhưng đồng thời nó cũng gắn liền với sự mong manh, dễ vỡ, cũng như chính cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca vậy

                                                  Tây Ban Nha

                                                  hát nghêu ngao

Tiếng hát vô tư, chìm đắm trong nghệ thuật của Lor-ca đã khiến cho người nghệ sĩ phải chịu một cái chết vô cùng đột ngột, bất ngờ.

   Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ:

                                                 tiếng ghi ta nâu

                                                 bầu trời cô gái ấy

                                                 tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

                                                 tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

                                                 tiếng ghi ta ròng ròng

                                                 máu chảy

   Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau. Khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu. Thanh Thảo đã sang tạo một loạt các hình ảnh dựa trên cơ chế ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

   Tiếng đàn ghi ta là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết, đó là cảm xúc của Lor-ca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ  về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.

   Bài thơ khép lại bằng âm thanh “li-la li-la li-la ….” , âm thanh đó chứng tỏ sự bất tử của Lor-ca trong cuộc đời cũng như trong lòng mọi người, đúng theo quy luật “Thác là thể phách, còn là tinh anh”.

   Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lor-ca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ lôn vinh được đan kết hài hòa vào những cung bậc thanh ầm của tiếng đàn ghi ta.

   Cùng với hình tượng người nghệ sĩ, tiếng đàn đã góp phần tạo nên thành công cho Thanh Thảo. Tiếng đàn cùng hình tượng người nghệ sĩ đàn cài, hòa quyện vào nhau. Tiếng đàn chính là đời sống tình thần của Lor-ca và nghệ thuật đẹp đẽ mà ông đã để lại cho hậu thế. Tiếng đàn đan cài, hòa quyện mà vẫn vô cùng tách bạch thể hiện những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.

Fqa.vn

Bài giải cùng chuyên mục

Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca - Thanh Thảo Thanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng đã tạo được giọng điệu riêng ngay từ khi trình làng thi phẩm đầu tiên “Dấu chân qua trảng cỏ” rồi đến “Những người đi tới biển”, sau đó là “Khối vuông ru-bích”
Phân tích giá trị nghệ thuật của khổ thơ 2, 3 trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca - Thanh Thảo: "Tây Ban Nha...tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy" Tóm lại, trong hai khổ thớ thứ hai và thứ ba của bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca nhà thơ Thanh Thảo đã đan dệt bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, có khi những biện pháp nghệ thuật này tách bạch ra; có khi đan xen vào nhau, thẩm thấu lẫn nhau để tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Gar-xi-a Lor-ca một cách sinh động, đầy gợi cảm.
Phân tích hình tượng trung tâm xuyên suốt trong bài thơ Đàn Ghi la của Lor-ca của Thanh Thảo Hình tượng tiếng đàn được Thanh Thảo xây dựng rất độc đáo, công phu và sáng tạo, tuy ít nhiều có nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ Ga-xi-a Lor-ca.
Cảm nhận về bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo Cảm nhận về bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo
Phân tích cảm hứng từ cái chết bi thảm của nhà thơ lớn Tây Ban Nha trong bài thơ Đàn Ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo Phân tích cảm hứng từ cái chết bi thảm của nhà thơ lớn Tây Ban Nha trong bài thơ Đàn Ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
Xem thêm

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2025 fqa.vn All Rights Reserved