Admin FQA
15/12/2023, 13:38
Phản ứng Cr + HNO3(loãng) hay Cr ra Cr(NO3)3 hoặc HNO3 ra Cr(NO3)3 hoặc HNO3 ra NO thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cr có lời giải, mời các bạn đón xem:
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO + 2H2O
Cách lập phương trình hoá học:
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:
Chất khử: Cr; chất oxi hoá: HNO3.
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử
- Quá trình oxi hoá:
- Quá trình khử:
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO + 2H2O
Phản ứng giữa crom và HNO3 loãng diễn ra ngay điều kiện thường.
Nhỏ từ từ dung dịch axit HNO3 loãng vào ống nghiệm đã để sẵn crom.
Crom tan dần, có khí thoát ra làm sủi bọt khí trong dung dịch và khí thoát ra hóa nâu ngoài không khí.
2NO(không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
5. Tính chất hóa học của crom
- Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
- Trong các phản ứng hóa học, crom tạo nên các hợp chất trong đó crom có số oxi hóa từ +1 đến +6 (thường gặp là +2; +3 và +6).
5.1. Tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo,lưu huỳnh…
4Cr + 3O2 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 2CrCl3
2Cr + 3SCr2S3
5.2. Tác dụng với nước
Crom có độ hoạt động kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom bền hơn nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ.
5.3. Tác dụng với axit
- Vì có màng bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch loãng và nguội của axit HCl
H2SO4. Khi đun nóng, màng oxit này tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng H2 và tạo ra muối crom(II) khi không có không khí.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2
Chú ý: Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
6.1. HNO3 có tính axit
HNO3 là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.
HNO3 mang đầy đủ các tính chất của 1 axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn tạo thành muối nitrat. Ví dụ:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
6.2. HNO3 có tính oxi hóa mạnh:
Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
a. Tác dụng với kim loại:
+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat, H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).
+ Thông thường: HNO3 loãng → NO, HNO3 đặc → NO2 .
+ Với các kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong dd HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit, do đó có thể dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc, nguội.
b. Tác dụng với phi kim:
HNO3 có thể oxi hoá được nhiều phi kim, như:
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 CO2 + 4NO2 + 2H2O
5HNO3 + P H3PO4 + 5NO2 + H2O
c. Tác dụng với hợp chất:
HNO3 đặc còn oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
Câu 1: Ở trạng thái cơ bản nguyên tử crom có
A. 3 electron độc thân. B. 4 electron độc thân.
C. 5 electron độc thân. D. 6 electron độc thân.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Cấu hình electron của crom là: [Ar]3d54s1
Có 6 electron độc thân
Câu 2: Số oxi hóa phổ biến của crom trong các hợp chất là
A. 0, +2, +3. B. 0, +2, +3, +6.
C. +1, +2, +3, +4, +5, +6. D. +2, +3, +6.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Số oxi hóa phổ biến của crom trong các hợp chất là +2, +3, +6.
0 là số oxi hóa của crom đơn chất.
Câu 3: Tính chất vật lý nào dưới đây là sai đối với crom kim loại?
A. Có màu trắng ánh bạc. B. Cứng nhất trong các kim loại.
C. Cứng hơn kim cương. D. Là kim loại nặng.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
- Tính chất vật lý của crom
+ Crom là kim loại màu trắng bạc
+ Có khối lượng riêng lớn (D = 7,2 g/cm3)
+ Nóng chảy ở 1890oC.
+ Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh.
+ Trong các đơn chất, crom chỉ kém kim cương về độ cứng.
Câu 4: Crom không tác dụng với nước vì
A. có lớp oxi bảo vệ. B. có lớp hiđroxit bảo vệ.
C. khí H2 ngăn cản phản ứng. D. có thế điện cực chuẩn lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ.
Câu 5: Crom không tác dụng được với
A. O2, Cl2 ở nhiệt độ cao. B. HNO3, H2SO4 loãng, nóng.
C. HCl loãng, nóng. D. HNO3, H2SO4 đặc nguội.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Crom không tác dụng được với HNO3, H2SO4 đặc nguội.
Câu 6: Trong công nghiệp người ta điều chế crom bằng cách
A. điện phân nóng chảy Cr2O3. B. thực hiện phản ứng nhiệt nhôm.
C. điện phân dung dịch CrCl2. D. điện phân dung dịch CrCl3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Crom được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm
Câu 7: Ở nhiệt độ thường kim loại crom có cấu trục mạng tinh thể là:
A. Lập phương tâm diện B. Lập phương
C. Lập phương tâm khối D. Lục phương
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Ở nhiệt độ thường kim loại crom có cấu trục mạng tinh thể lập phương tâm khối (độ đặc khít kém) nhưng lại là kim loại có độ cứng lớn nhất.
Câu 8: Crom được dùng để mạ và bảo vệ kim loại vì
A. crom có độ cứng cao.
B. có lớp vỏ oxit bền, ngăn cản kim loại bên trong tiếp xúc với nước và không khí.
C. làm điện cực hi sinh nếu bị ăn mòn điện hóa, do có thế điện cực chuẩn lớn.
D. Cr là kim loại kém hoạt động nên không tác dụng với các chất ăn mòn.
Hướng dẫn giải
Đáp án
Crom bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ vì vậy người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép chống gỉ
Câu 9: Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam B. 1,56 gam
C. 1,74 gam D. 1,19 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án A
4Cr + 3O2 2Cr2O3
→ mCr = 0,015.52 = 0,78 gam
Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2Cr + KClO3 → Cr2O3 + KCl. B. 2Cr + 3KNO3 → Cr2O3 + 3KNO2.
C. 2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2. D. 2Cr + N2 → 2CrN.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Crom phản ứng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối Cr2+
Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved