logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay

Tài liệu Tổng hợp các đề thi trắc nghiệm môn lịch sử (Theo từng sự kiện)

Admin FQA

22/02/2023, 11:57

940

Lịch sử là một trong những môn học mà nhiều bạn học sinh cảm thấy “chán ghét”, “sợ hãi”. Làm sao để có thể khắc phục nỗi sợ hãi môn Lịch sử của học sinh? Chắc chắn giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt thu hút, cùng những tài liệu dễ hiểu nhất. 

Dưới đây là tổng hợp các đề thi trắc nghiệm môn lịch sử theo từng từng sự kiện để giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh. Đây cũng là tài liệu giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng ôn tập hơn các sự kiện Lịch sử. 

Câu 1: Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?

A. Anh - Pháp - Mĩ.

B. Anh - Mỹ - Liên Xô.

C. Anh - Pháp - Đức.

D. Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc.

=> Đáp án: 

Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc

=> Đáp án:

Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh => Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.

B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng.

C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản.

D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

=> Đáp án:

Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

A. Đức

B. Mông Cổ

C. Trung Quốc

D. Triều Tiên

=> Đáp án:

Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; …

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?

A. Liên Xô

B. Mĩ

C. Mỹ, Anh

D. Mỹ, Anh, Pháp

=> Đáp án:

Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô.

B. Mỹ.

C. Anh.

D. Pháp.

=> Đáp án:

Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?

A. Quân đội Anh trên toàn Việt Nam.

B. Quân đội Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16.

C. Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Pháp ở phía Nam.

=> Đáp án:

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Liên Xô, Mỹ, Anh

B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.

D. Anh, Đức, Nhật Bản.

=> Đáp án:

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.     

B. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

=> Đáp án:

  • Các đáp án A, C, D: là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết => Cũng đồng thời là mục đích triệu tập hội nghị Ianta (2-1945).
  • Đáp án B: khối Đồng minh chống phát xít được thành lập từ năm 1942 -> Đây không phải mục đích triệu tập hội nghị Ianta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

B. Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

C. Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít

D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

=> Đáp án:

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:

1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

3- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Theo Hội nghị Ianta, để nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh, ba cường quốc đã thống nhất điều gì?

A. Mỹ sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt quân phiệt Nhật

B. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc

C. Hồng quân Liên Xô tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Berlin.

D. Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

=> Đáp án:

Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Tại sao Liên Xô lại được khôi phục lại những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905)?

A. Do thế và lực của Liên Xô mạnh hơn trước

B. Do Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á

C. Do Liên Xô có công tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu

D. Do sự thỏa hiệp giữa các cường quốc

=> Đáp án:

Theo quy định của Hội nghị Ianta, hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản bao gồm: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm việc trả đảo miền Nam Xa – kha – lin, 4 đảo thuộc quần đảo Curin).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?

A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới 

B. Trật tự thế giới mới phân thành 2 cực đứng đầu là Mỹ - Liên Xô được đặt khuôn khổ từ Hội nghị Ianta. 

C. Ianta là trung tâm của các vấn đề xung đột trên thế giới 

D. Ianta là khu vực trung tâm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mỹ - Liên Xô sau chiến tranh

=> Đáp án:

Sở dĩ trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai là vì thế giới có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Được thiết lập trên cơ sở áp đặt của các nước thắng trận với các nước thua trận

B. Do các nước tư bản hoàn toàn thao túng

C. Không thỏa mãn được yêu cầu của các bên tham chiến 

D. Có sự phân chia thành 2 cực, 2 phe do Mỹ và Liên Xô đứng đầu

=> Đáp án:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai phe- tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa- do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Em có nhận xét gì về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Âu giữa các cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mỹ và Liên Xô

B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa các cường quốc

C. Nước Đức là trung tâm của sự phân chia giữa các cường quốc 

D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu

=> Đáp án:

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1925), vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Ở đây có sự khác biệt giữa thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít với phân chia phạm vi ảnh hưởng. Việc chiếm đóng có sự tham gia của 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. Phân chia phạm vi ảnh hưởng chỉ có sự tham gia của Liên Xô và Mỹ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 1: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 2017 là người nước nào?

A. Tây ban Nha.                     

B. Hàn Quốc

C. Canada

D.  Bồ Đào Nha.

=> Đáp án: 

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc là chức danh đứng đầu Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong thực tế, Tổng thư ký cũng đồng thời là người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc.

Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, chức danh Tổng Thư ký được bổ nhiệm bởi Đại hội đồng căn cứ trên sự tiến cử của Hội đồng Bảo an. Tổng thư ký có thể được tái bổ nhiệm.

Tổng thư ký đương nhiệm là António Guterres, người Bồ Đào Nha, nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2017. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông kết thúc vào ngày 30 tháng 12 năm 2022.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào?

A. Hội nghị Ianta

B. Hội nghị Xan Phranxixco

C. Hội nghị Pốtxđam

D. Hội nghị Pari

=> Đáp án:

Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn họp tại Xan Phranxixco với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương

A. Đại hội đồng 

B. Hội đồng bảo an 

C. Hội đồng kinh tế- xã hội

D. Hội đồng Quản thác

=> Đáp án:

Đại hội đồng gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm Đại hội đồng họp một kỳ để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vị Hiến chương quy định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp quốc có sự tham gia của đại biểu bao nhiêu nước?

A. 35 nước

B. 48 nước     

C. 50 nước

D. 55 nước

=> Đáp án:

Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ, từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: C 

Câu 5: Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc là vì đó là ngày

A. Kết thúc chiến tranh lạnh.

B. Bế mạc hội nghị Ianta.

C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực.

D. Khai mạc lễ thành lập Liên hợp quốc.

=> Đáp án:

Ngày 24-10-1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản hiến chương chính thức có hiệu lực. Từ đó, Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

A. Giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế - xã hội.

B. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước

C. Giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng

D. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

=> Đáp án:

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Cơ quan nào của Liên hợp quốc đóng vai trò là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Đại hội đồng

B. Hội đồng bảo an

C. Tòa án Quốc tế

D. Hội đồng Quản thác

=> Đáp án:

Hội đồng Bảo an: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?

A. 7- 1976 

B. 7- 1977 

C. 9-1977

D. 7-1979

=> Đáp án:

Từ tháng 9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Lần đầu tiên, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ nào?

A. 2008 - 2009.

B. 2011 - 2012.

C. 2018 - 2019.

D. 2020 - 2021.

=> Đáp án:

Ngày 16-10-2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhiệm kì 2008 - 2009.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới.

B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.

C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…

=> Đáp án:

Trong hơn nửa thế kỷ từ khi thành lập đến nay, Liên Hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên Hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…

Dùng phương pháp loại trừ, chọn đáp án A. Việc mở rộng và kết nạp thành viên trên toàn thế giới là một việc làm mang tính tất yếu của Liên Hợp quốc. Không mang ý nghĩa là việc làm thể hiện sự cố gắng của Liên Hợp quốc trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia

B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình

C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế- xã hội 

D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới

=> Đáp án:

Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Việc hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tổ chức Liên Hợp quốc dựa trên cơ sở nền tảng nào?

A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết.

D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

=> Đáp án:

Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.

Các đáp án A, B, D là nguyên tắc hoạt động của ASEAN.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Mối quan hệ giữa các nước thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng dựa trên nền tảng

A. Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết

B. Tôn trọng quyền độc lập và tự quyết

C. Tôn trọng quyền bình đẳng và tự chủ

D. Tôn trọng quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ

=> Đáp án:

Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Cơ quan nào của Liên Hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Đại hội đồng

B. Hội đồng Bảo an

C. Hội đồng quản thác

D. Tòa án Quốc tế

=> Đáp án:

Hội đồng bảo an là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Những quyết định của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua và có giá trị khi

A. Đạt 9/15 phiếu và sự nhất trí của đa số các ủy viên thường trực.

B. Đạt 11/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực

C. Đạt 10/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực

D. Đạt 9/15 phiếu và sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực

=> Đáp án:

Hội đồng bảo an là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu trong đó có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 1: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?

A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.

C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.

D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

=> Đáp án:

Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau cuộc chiến còn bị các nước tư bản bao vây cấm vận nên kế hoạch 5 năm 1946-1950 được đề ra và thực hiện nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. củng cố quốc phòng an ninh

C. xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

=> Đáp án:

Bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh và bị các nước tư bản bao vây cấm vận nên kế hoạch 5 năm 1946-1950 được đề ra và thực hiện nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô được tiến hành trong thời gian bao lâu?

A. 4 năm 3 tháng

B. 1 năm 3 tháng

C. 12 tháng

D. 9 tháng

=> Đáp án:

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng (hoàn thành trước 9 tháng).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) được Liên Xô tiến hành đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

A. 1 năm 3 tháng

B. 9 tháng

C. 12 tháng

D. 10 tháng

=> Đáp án:

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng (hoàn thành trước 9 tháng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã

A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ

C. Buộc các nước phương Tây phải nể sợ

D. Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ

=> Đáp án:

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Năm 1949, Khoa học - kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển nhanh chóng được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

B. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Liên Xô phóng thành công tàu phương Đông

=> Đáp án:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Khoa học – kĩ thuật Liên Xô phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới trong khoảng thời gian nào?

A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

=> Đáp án:

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Đây là vị trí của Liên Xô trong nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới?

A. Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới.

B. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

C. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.

D. Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

=> Đáp án:

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Đây là vị trí của Liên Xô trong nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.

C. Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.

D. Liên Xô phóng thành công trạm tự động “Mặt Trăng 3” (Luna 3) bay vòng quanh phía sau Mặt Trăng.

=> Đáp án:

Năm 1961, Liên Xô đã phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

=> Đáp án:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

A. Nhà nước Liên Xô tê liệt. 

B. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thành lập các nước Cộng hòa. 

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập. 

D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

=> Đáp án:

Ngày 25/12/1991 Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?

A. Sự sụp đổ của Liên Xô

B. Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

C. Sự tan rã của khối SEV và VACSAVA

D. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

=> Đáp án:

Những chính sách sai lầm và khuyết tật đã làm xói mòn, dẫn tới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu trong những năm 1989 – 1991. Điều này cũng đồng nghĩa hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

A. Mĩ

B. Nhật Bản

C. Trung Quốc  

D. Liên Xô

=> Đáp án:

Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô:

  • Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

=> Có thể nói, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô chứng tỏ điều gì?

A. Liên Xô là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.

B. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

C. Vượt xa những thành tựu về khoa học vũ trụ của Mỹ.

D. Tạo tiềm lực để Liên Xô tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

=> Đáp án:

Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô:

  • Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

=> Có thể nói, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15:  Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong giai đoạn từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX

A. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. 

B. Xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.

D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

=> Đáp án:

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đây cũng đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô ở giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 1: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng

A. Luôn là con số âm

B. Chậm phát triển

C. Không phát triển

D. Trì trệ, chậm phát triển

=> Đáp án:

Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP của Liên bang Nga luôn là con số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Kinh tế Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi từ năm nào?

A. Từ năm 1995

B. Từ năm 1996

C. Từ năm 1997

D. Từ năm 1998

=> Đáp án:

Từ năm 1996, kinh tế Liên Bang Nga bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi: năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000 lên đến 9%.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thể chế chính trị của Liên Bang Nga từ năm 1993 trở đi là

A. Cộng hòa Liên Bang

B. Cộng hòa Tổng thống

C. Tổng thống Liên Bang

D. Quân chủ lập hiến

=> Đáp án:

Theo Hiến pháp 1993, Tổng thống do dân bầu trực tiếp là người đứng đầu nhà nước (thể chế Tổng thống Liên bang). Thủ tướng đứng đầu chính phủ, thực thi chức năng của cơ quan hành pháp. Hệ thống lập pháp gồm 2 viện là Hội đồng Liên bang và Đuma Quốc gia. Hệ thống tư pháp gồm Tòa án hiến pháp và tòa án tối cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đâu không phải là thách thức mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm 1991?

A. Tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái.

B. Những cuộc xung đột sắc tộc.

C. Phong trào ly khai ở vùng Trécxnia.

D. Nhân dân Nga đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.

=> Đáp án:

  • Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với những thách thức lớn đó là: tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở vùng Trécxnia.
  • Đáp án D: Nhân dân Nga không hề đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành

A. Quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.               

B. Quốc gia kế tục Liên Xô.

C. Quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô. 

D. Quốc gia Liên bang Xô viết.

=> Đáp án:

Sau khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với

A. Liên Bang Nga được kế thừa những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Liên Bang Nga cũng chính là quốc gia Liên bang Xô viết

C. Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

D. Liên Bang Nga trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

=> Đáp án:

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Quyền lợi và địa vị pháp lý mà Liên bang Nga được kế thừa từ sau khi Liên Xô tan rã là gì?

A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mỹ.

B. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về kinh tế với Mỹ.

C. Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

=> Đáp án:

Về quyền lợi và địa vị pháp lý và Liên bang Nga được kế thừa sau khi Liên Xô tan rã là: “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng

A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

=> Đáp án:

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế, Liên Bang Nga đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Bảo vệ hòa bình thế giới.

B. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

C. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

D. Ngả về phương Tây

=> Đáp án:

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Bản hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga được ban hành vào khoảng thời gian nào

A. 12- 1992

B. 12-1993

C. 2-1993

D. 11-1993

=> Đáp án:

Sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, tháng 12-1993, bản Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Vị tổng thống vĩ đại nhất nước Nga là ai?

A. Boris Yeltsin

B. Vladimir Putin

C. Dmitry Medvedev

D. Lê-nin

=> Đáp án:

Vị tổng thống vĩ đại nhất nước Nga là Vladimir Putin.Putin là nhà lãnh đạo Nga giành được sự ủng hộ lớn nhất của người dân kể từ sau sự tan rã của Liên Xô.Năm 2015, Putin đứng đầu trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time….

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?

A. Sự tranh chấp giữa các đảng phái.

B. Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.

C. Phong trào ly khai ở Trécxnia.

D. Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.

=> Đáp án:

Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở vùng Trécxnia.

Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách thức lớn về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là

A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

C. Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế

D. Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng

=> Đáp án:

Trong những năm 1992 - 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi => Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại định hướng Âu – Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 phản ánh xu thế nào của thế giới giai đoạn này?

A. Xu thế toàn cầu hóa

B. Xu thế đa dạng hóa quan hệ ngoại giao

C. Xu thế hướng về châu Á

D. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

=> Đáp án:

Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Điều này quy định bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Năm 2014 đã diễn ra sự tranh chấp giữa Liên bang Nga với Ukraine ở khu vực nào?

A. Sakhalin

B. Trécxnia 

C. Krym

D. Viễn Đông

Lời giải: 

Từ năm 1923- 1954 Krym nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô. Đến năm 1954, Liên Xô đã chuyển nhượng quyền kiểm soát này cho Ukraine. Năm 2014, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, người dân Krym đã biểu tình đòi độc lập hoặc sáp nhập vào Nga. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3-2014, 95,5% người dân đã đồng ý sáp nhập Krym vào lãnh thổ Liên bang Nga.

Đáp án cần chọn là: C

Trên đây chỉ là một phần nhỏ các các câu hỏi trắc nghiệm về Liên xô và các nước Đông Âu. Ngoài ra, Lịch sử lớp 12 còn có rất nhiều các sự kiện và câu hỏi khác. 

 môn lịch sử là một trong những môn học bắt buộc phải thi trong kỳ thi này. Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nhất của học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam. Môn thi lịch sử trong kỳ thi này thường yêu cầu học sinh có kiến thức về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.Các câu hỏi sẽ về các sự kiện quan trọng trong lịch sử, các nhân vật lịch sử, và các dòng chính trị, văn hóa, xã hội trong lịch sử.

Nếu đang chuẩn bị cho kỳ thi này, các em hãy lưu ngay bộ tài liệu dưới đây nhé!

Tải đề thi tại đây

Lịch sử là một môn học đòi hỏi học sinh phải nắm vững các sự kiện, nhân vật, thời kỳ, cách xử lí chính trị, văn hóa, xã hội, tình hình đất nước và thế giới trong quá khứ. Điều này có thể đòi hỏi sự cẩn trọng, tập trung và nỗ lực trong việc học tập và nghiên cứu.

Nếu muốn học tốt môn lịch sử, hãy tham gia tích cực vào các lớp học, đọc sách và tài liệu lịch sử, tìm hiểu các sự kiện và thời kỳ cụ thể, và luyện tập viết luận để nâng cao kỹ năng phân tích, suy luận và viết lách.

 Với nỗ lực và thời gian, các em có thể đạt được thành tích tốt trong môn học lịch sử.

 

 

 

Bài viết liên quan
new
Giá trị nhân văn sâu sắc từ truyện cổ tích "Tấm Cám"

Tấm Cám là một truyện cổ tích quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Truyện kể về cuộc đời đầy gian truân, thử thách của Tấm, một cô gái hiền lành, chăm chỉ, bị mẹ con dì ghẻ đối xử tàn tệ. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của Bụt và các yếu tố thần kỳ, Tấm đã vượt qua mọi khó khăn và chiến thắng cái ác, được hưởng hạnh phúc viên mãn.

Admin FQA

22/07/2024

new
Phân biệt mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định chuẩn xác nhất

Bài viết giải thích chi tiết về hai loại mệnh đề quan hệ: xác định và không xác định, bao gồm chức năng, cách sử dụng và ví dụ cụ thể. Giúp bạn sử dụng mệnh đề quan hệ chính xác và hiệu quả trong tiếng Anh.

Admin FQA

24/04/2024

new
Tất tần tật kiến thức về câu điều kiện: cách dùng, cấu trúc và các cách diễn đạt tương đương

Bài viết tổng hợp kiến thức về câu điều kiện tiếng Anh bao gồm cách dùng, cấu trúc của 4 loại câu điều kiện và các cách diễn đạt tương đương. Bài viết cũng cung cấp bài tập vận dụng giúp bạn củng cố kiến thức. Câu điều kiện là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Nó được sử dụng để diễn tả mối quan hệ giữa điều kiện và kết quả. Trong bài viết này, FQA sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về câu điều kiện, bao gồm cách dùng, cấu trúc của 4 loại câu điều kiện và các cách diễn đạt tương đương.

Admin FQA

22/04/2024

new
Máy tính casio online giải phương trình một cách chính xác và nhanh chóng!

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về máy tính Casio online và cách nó có thể giúp cho các em giải quyết các bài toán toán học, đặc biệt là giải phương trình một cách chính xác và nhanh chóng. Hãy cùng khám phá những tính năng và ứng dụng hữu ích của máy tính này nhé!

Admin FQA

13/05/2023

new
Học cách sử dụng máy tính Casio online 580 một cách hiệu quả!

Trong số các loại máy tính, máy tính Casio Online 580 đã trở thành một công cụ hữu ích trong học tập và giải quyết các bài toán toán học phức tạp. Tuy nhiên, để sử dụng máy tính Casio Online 580 một cách hiệu quả, chúng ta cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về cách sử dụng nó.

Admin FQA

12/05/2023

new
Sử dụng máy tính Casio trên điện thoại: Hướng dẫn chi tiết!

Trong thời đại công nghệ hiện nay, máy tính Casio đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc học tập và thi cử. Với phiên các em trên điện thoại, việc sử dụng máy tính Casio trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về máy tính Casio trên điện thoại và hướng dẫn cách sử dụng các tính năng chính của nó.

Admin FQA

12/05/2023

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved