logo fqa gpt

banner fqa app
Tải APP FQA Hỏi & đáp bài tập
Tải ngay
Hâha

30/10/2023

So sánh bài thơ xuân diệu với thơ qua nhà của nguyễn bính về chân quê có gì khác nhau
Trả lời câu hỏi của Hâha
right
Viết câu trả lời

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
Timi

30/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Xuân Diệu" và bài thơ "Qua Nhà" của Nguyễn Bính đều có chủ đề về chân quê, tuy nhiên, có một số khác biệt về cách tiếp cận và phong cách sáng tác. Bài thơ "Xuân Diệu" của Xuân Diệu được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu của phong trào thơ mới. Trong bài thơ này, Xuân Diệu sử dụng ngôn ngữ tinh tế, tả cảnh quê một cách siêu thực và lãng mạn. Ông thể hiện triết lý nghệ thuật và triết lý nhân sinh của mình thông qua việc sử dụng hình ảnh tượng trưng và ngôn từ phong phú. Bài thơ mang đậm tính chất hiện đại và thể hiện sự tinh tế trong cảm xúc và tư duy. Trong khi đó, bài thơ "Qua Nhà" của Nguyễn Bính lại mang một phong cách khác. Nguyễn Bính sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc và nhẹ nhàng, gần gũi như ca dao trữ tình. Ông tả cảnh quê qua góc nhìn tình cảm lãng mạn, biểu lộ một tình quê và hồn quê chân tình. Bài thơ mang đậm tính chất dân gian và thể hiện sự giản dị, trong sáng của người dân quê. Vì vậy, dù cùng có chủ đề về chân quê, nhưng "Xuân Diệu" của Xuân Diệu và "Qua Nhà" của Nguyễn Bính lại có phong cách và cách tiếp cận khác nhau.
Câu trả lời uy tín

Nguyễn Bính nhà nhà thơ mang ngòi bút giản dị và gần gũi với ngôn từ mộc mạc. Với hai bài thơ qua nhà và chân quê, tác giả đã đem đến cho độc giả cái nhìn mộc mạc về tình yêu. Bên cạnh đó là nhà thơ Xuân Diệu với những bài thơ đầy thi vị và cảm xúc cũng là một trong những nhà thơ có các tác phẩm nổi tiếng về tình yêu.

Với Nguyễn Bính, những bài thơ tình yêu chiếm tỷ lệ khá cao trong thơ ông. Nhiều bài thơ tình của ông rất nổi tiếng như: Tương tư, Mùa xuân, Người hàng xóm, Ghen...Mỗi bài thơ đều có nét đặc sắc riêng. Trong số những bài thơ tình của thi sĩ Nguyễn Bính, "Qua nhà" là bài thơ khá độc đáo. Xét về ý tứ, bố cục "Qua nhà" chia làm hai phần khá rõ: Tư tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình "tôi" đối với cô gái thầm yêu, trộm nhớ trước và sau khi cô gái đi lấy chồng.

Tình yêu là lĩnh vực tình cảm cực kỳ tế nhị, phức tạp và đặc biệt bậc nhất của con người. Thi sĩ đã phát hiện và bộc lộ sự tinh vi, tế nhị, đặc biệt ấy trong " Qua nhà".

Có thể nói, khi đã thầm yêu, trộm nhớ hoặc ngầm để ý đến ai thì người đang yêu có đến hơn một nghìn cái cớ để đến với nhau. Có lúc chỉ cần nhìn thấy người thương một chút thôi, thế là thoả mãn lắm rồi. Chẳng thế mà ngày xưa để tạo điều kiện đi lại gặp gỡ Kiều, Kim Trọng đã chẳng thuê nhà trọ học ở gần nhà Kiều đó sao.

Cái ngày cô chưa có chồng
Ðường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bướm nhiều hoa
( Ði vòng để được qua nhà đấy thôi).

Một người nào đó đã nói: khi yêu con người ta ai cũng trở thành thi sỹ. Tình yêu làm cảm xúc của con người dâng trào dào dạt. Trong mắt người đang yêu cảnh vật và ai cũng đẹp đẽ, thơ mộng biết bao.

Dấu chấm lửng sau câu thứ 3 và câu thơ thứ tư đặt trong ngoặc đơn thật là chân thành, ý vị. Nhà thơ đã phát hiện hết sức tinh tế tâm lý của người đang yêu. Tình yêu bao giờ cũng có cái lý riêng của nó. Nhiều khi điều vô lý hết sức lại nằm trong cái có lý vô cùng. "Ðường gần tôi cứ đi vòng cho xa", vô lý quá! Nhưng lại rất có lý ( đi vòng để được qua nhà đấy thôi).

Ðiều đáng nói là ở chỗ tình yêu của "tôi" với cô gái trong nhà thơ " Qua nhà" lại là tình yêu đơn phương, một phía: thầm yêu, trộm nhớ da diết nhưng chưa một lần dám thổ lộ, giải bày với người mình yêu. Con người ta mấy ai nói được lời yêu một cách mạnh bạo, trơn tru đâu?

Thời gian cứ vô tình trôi đi. Tuổi xuân của người con gái có thì "hoa đến thì hoa phải nở, đò đầy, đò phải sang sông". Rồi một ngày kia đến duyên, cô gái cũng phải đi lấy chồng để lại trong lòng "tôi" một nỗi trống vắng mênh mông:

Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quãng đồng mà xa
Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo
Lợn không nuôi đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn.

Tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của " tôi" bây giờ quá đổi khác xưa. "Cái ngày cô chưa lấy chồng" lại càng xót xa, buồn tủi bấy nhiêu.

Vẫn cảnh cũ, nhà xưa nhưng giờ đây trong tâm tưởng của người yêu một phía, đơn phương thật khác xưa: đường như xa hơn, bưởi chẳng có bông hoa nào, nhà vắng teo, không nuôi lợn, bèo đặc ao...Ðến dây giầu không cũng thẫn thờ, não ruột " chẳng buồn leo vào giàn". Cách mấy trăm năm Nguyễn Du đã viết những câu thơ đầy tâm trạng trong Kiều:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Khi chờ đợi, buồn tủi, ngóng trông người ta có cảm giác thời gian trôi đi chậm chạp như ốc, như sên. Khi vui vẻ, người ta có cảm giác thời gian vùn vụt như tên bay, đạn bắn. Ðó là thời gian tâm lý. Với "Qua nhà", Nguyễn Bính đã thể hiện thời gian tâm lý, cảnh vật tâm lý của nhân vật trữ tình thật tinh tế, sâu sắc:

Giếng thơi mùa ngập nước tràn
Ba gian là cả ba gian nắng chiều

Bài thơ kết lại trong khung cảnh đầy hoang vu, xào xạc trống vắng đến tận đáy lòng. Tình yêu đơn phương, một phía được thể hiện trong thơ Nguyễn Bính khá nhiều. Mối tình đơn phương trong thơ Nguyễn Bính thật đáng nuối tiếc nhưng cũng đáng chia sẻ, cảm thông. Trước sau trong thơ Nguyễn Bính vẫn đầy ắp những hình ảnh thôn quê mộc mạc, chất phác. Ðó chính là chất vàng mười của tâm hồn con người. Ðó cũng chính là mảnh đất, nguồn nước nuôi dưỡng vun đắp cho cây đại thụ thơ Nguyễn Bính mãi mãi tươi xanh.

Với Xuân Diệu, tình yêu là chủ đề muôn thuở của con người. Bởi lẽ tình yêu là những cảm xúc chân thành chất của con người, giúp trái tim kết nối với trái tim.

“Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết

Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”

(“Giục giã”)

Một cái nhìn thế giới đầy đổi thay như vậy tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là hốt hoảng nhưng đó là cảm xúc của con người nên nó cung sẽ thay đổi khi con người đổi thay. Đối diện với cuộc sống vốn nhiều trắc trở dường như không có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng mọi thứ sẽ vẹn nguyên như ngày đầu gặp gỡ đặc biệt là trái tim. Chính vì con người luôn cảm thấy bất an luôn cảm thấy hoảng sợ trước tình yêu trước sự đổi thay của thời gian, trước sóng gió của cuộc đời.

Thế giới xoay vần. Trong sự biến thiên của không gian, thời gian, con người dường như chỉ có thể bị động, phó mặc cho dòng đời chảy trôi. Con người tuy chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la rộng lớn này, không thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử của cuộc đời thế nên cuộc đời tưởng rằng dài nhưng thật ra rất ngắn ngủi như mây gió thoảng qua. Chúng ta không thể biết được ngày mai như thế nào nhưng chúng ta có thể biết được ngày hôm nay sống như thế nào. Vì vậy phải vội vàng mà sống.  Hơn một lần Xuân Diệu đã giải thích điều này:

“Men trời sực nức nên mau tạ

Biết trước cho nên đã vội vàng.”

(“Trò chuyện với Thơ thơ”)

Như đã nói, tình yêu luôn là đề tài muôn thuở trong nền văn học thơ ca, nguồn cảm hứng chủ đạo của nhiều nhà thơ, có tình yêu mãnh liệt, có tình yêu cô đơn, có tình yêu bình dị, có tình yêu thầm lặng nhưng sâu lắng. Nhưng tình yêu trong thơ của Xuân Diệu lại mang một sắc thái khác, một quan niệm khác:

“Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!

Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!”

(“Xa cách”)

Và để không bơ vơ, cô đơn giữa cuộc đời, ông đã lựa chọn bám víu vào tình yêu. Vì vậy tình yêu đã trở thành mục đích sống, là động lực để sống đối với ông:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào…”

(“Bài thơ tuổi nhỏ”)

Tóm lại, cả hai nhà thơ đều mang những nét độc đáo riêng và để lại cho bạn đọc rất nhiều cảm xúc qua những vần thơ của mình.

NganHa12

30/10/2023

Cái này mình không được học

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

right Đặt câu hỏi ngay

Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản miễn phí!

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

LIÊN KẾT

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)

Copyright © 2024 fqa.vn All Rights Reserved